Là tổng cộng thời gian ngủ được chập chờn tối qua. Lại mất ngủ! Mất ngủ làm mình tức tối điên cuồng, đành phải nghĩ ra và ghi lại một số việc có ích trong một đêm không ngủ (để gỡ gạc chút đỉnh):
* Làm được vô số việc, những việc ngày thường không muốn đụng đến, bị khách hàng chase muốn rách . . . bây giờ lôi ra làm để buồn ngủ
* Nhưng mình đã under estimate cơn mất ngủ rồi, vẫn không chịu ngủ, lôi sách ra đọc (mình còn vô số sách mua chỉ vì thích mà chưa đọc chữ nào), đọc Phan Việt, xem bà này ly hôn chồng đi lang thang ở Châu Âu có gì hay, bả viết:
**Đừng có hách dịch với con nít, ừ, người lớn hay cà chớn, lấy quyền làm người lớn để nạt nộ bắt ép con nít. Mình cũng vậy, người lớn xấu xa.
**Rome: cùng một cảm giác với mình khi lần đầu đến Rome, nhếch nhác, dơ bẩn, đồ ăn dở, con người rude, di tích lịch sử lổn ngổn trong đốn nhà cửa xấu xí
**Paris: mới thấy dòng sông Seine mình cũng đã kìm chế không hét lên, vì đẹp quá, muốn yêu ngay một ai đó bên cạnh, nhưng người Pháp thật kinh khủng
**Chồng của bả: không bao giờ biết cảm thông với người yếu đuối hơn, làm như ai sinh ra đời cũng phải mạnh mẽ cuồng cuộn mới được. Mình cũng vậy, rất nhiều khi không biết nhìn ngó tới người yếu đuối hơn mình, ỷ mình mạnh mẽ rồi xấn tới xấn tới mãi. Có ngày mình sẽ bị người mạnh hơn đánh chết.
Break free
Monday, April 21, 2014
Thursday, January 16, 2014
Làm sao để lòng dịu lại
Đây là xu hướng bạo lực tiêu cực của đàn bà tuổi "băm", là mình:
đánh mắng con
chửi thề vì bất cứ chuyện bực mình lớn nhỏ nào
muốn đập phá và đập phá thiệt (may là mới vài đồ vật nhỏ nhỏ)
cay cú, tung hê, hơn thua từ những thứ vặt vãnh nhất, với những người vớ vẩn nhất, như osin
chẳng hạn
Làm sao để lòng dịu lại?
đánh mắng con
chửi thề vì bất cứ chuyện bực mình lớn nhỏ nào
muốn đập phá và đập phá thiệt (may là mới vài đồ vật nhỏ nhỏ)
cay cú, tung hê, hơn thua từ những thứ vặt vãnh nhất, với những người vớ vẩn nhất, như osin
chẳng hạn
Làm sao để lòng dịu lại?
Bất hạnh là một tài sản?
Xin nói ngay, câu này rất tầm bậy. Đây là tựa một quyển ký của P.V, viết về thời kỳ đi lang thang sau khi ly dị với chồng. Chưa đọc nội dung bên trong, chỉ mua vì tò mò. Đoán rằng tác giả cho rằng ly hôn là một bất hạnh, và cũng cho rằng nhờ buồn bã mà viết được mấy thứ hay ho. Đồng ý rằng khi buồn bã người ta sáng tác được khối điều hay ở mọi loại hình nghệ thuật khác nhau. Thời kỳ vàng son của văn học chính là thời kỳ cùng cực, nhiễu nhương, bế tắc nhất của xã hội. Nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, . . . phải sống đời sống nội tâm phức tạp, đau đớn thì mới cho ra đời những tác phẩm xuất sắc. Có một đoạn phân tích về việc này rất hay trong quyển "Chết ở Venice", sẽ viết lại để dành khi có thời gian.
Nhưng . . .
Ly hôn đi lang thang mà cho là bất hạnh thì tầm bậy. Bản thân mình và đám đàn bà "thiếu nữ tính" đều mắc một chứng bệnh chung, đó là hay tự cường điệu hóa suy nghĩ của mình theo hướng quá nhiều cảm xúc, do sống đời sống bình yên quá, sung sướng quá, may mắn quá mà thành ra như vậy. Người thất tình nói chung cũng do không có gì để bận tâm nên mới đau khổ đắm chìm, cho rằng bị chồng/vợ/người yêu bỏ là tận cùng thế giới. Ngày nào cũng nghe má kể về "xóm chạy thận" trong bệnh viện, nếu phải sống trong những cảnh dưới đây, chắc rằng cả đám đàn bà phức tạp như mình, cả hội bị chồng bỏ, vợ chê sẽ chẳng còn thời gian và tâm trí mà gặm nhấm nỗi buồn của mình.
* họ là những người hàng ngày nằm cạnh nhau, vừa chạy thận vừa trò chuyện hôm nay thì ngày mai đã có người ngủm. Là bất hạnh chăng khi bà con vẫn còn ăn uống, đi lại sừng sững, còn biết rằng chắc chắn sáng mai ngủ dậy vẫn còn nhìn thấy mặt trời?
* là bà mẹ sống 8 năm ở bệnh viện, ăn ngủ, làm thuê, mua bán 100% ở bệnh viện để nuôi con chạy thận. Là bất hạnh chăng nếu chỉ là bà mẹ đơn thân có đủ điều kiện nuôi nấng một đứa con khỏe mạnh?
* là những người ngày chẵn chạy thận, ngày lẻ phải bán vé số kiếm tiền nộp cho ngày chẵn, hôm nào không có tiền thì nghỉ chạy, thuốc bảo hiểm cấp phải đem bán để ăn
* và những cảnh đời trên có là bất hạnh gì so với những người bác sĩ gọi lên bảo rằng, "nhà làm nghề gì? Mỗi tháng bao nhiêu tiền? Vậy à? Vậy thôi mang về nhà chịu đi, có chạy thận cũng không gánh nổi được mấy tháng đâu".
Do đó, bất hạnh không phải là tài sản quái quỷ gì cả. Tiền mới là tài sản.
Nhưng . . .
Ly hôn đi lang thang mà cho là bất hạnh thì tầm bậy. Bản thân mình và đám đàn bà "thiếu nữ tính" đều mắc một chứng bệnh chung, đó là hay tự cường điệu hóa suy nghĩ của mình theo hướng quá nhiều cảm xúc, do sống đời sống bình yên quá, sung sướng quá, may mắn quá mà thành ra như vậy. Người thất tình nói chung cũng do không có gì để bận tâm nên mới đau khổ đắm chìm, cho rằng bị chồng/vợ/người yêu bỏ là tận cùng thế giới. Ngày nào cũng nghe má kể về "xóm chạy thận" trong bệnh viện, nếu phải sống trong những cảnh dưới đây, chắc rằng cả đám đàn bà phức tạp như mình, cả hội bị chồng bỏ, vợ chê sẽ chẳng còn thời gian và tâm trí mà gặm nhấm nỗi buồn của mình.
* họ là những người hàng ngày nằm cạnh nhau, vừa chạy thận vừa trò chuyện hôm nay thì ngày mai đã có người ngủm. Là bất hạnh chăng khi bà con vẫn còn ăn uống, đi lại sừng sững, còn biết rằng chắc chắn sáng mai ngủ dậy vẫn còn nhìn thấy mặt trời?
* là bà mẹ sống 8 năm ở bệnh viện, ăn ngủ, làm thuê, mua bán 100% ở bệnh viện để nuôi con chạy thận. Là bất hạnh chăng nếu chỉ là bà mẹ đơn thân có đủ điều kiện nuôi nấng một đứa con khỏe mạnh?
* là những người ngày chẵn chạy thận, ngày lẻ phải bán vé số kiếm tiền nộp cho ngày chẵn, hôm nào không có tiền thì nghỉ chạy, thuốc bảo hiểm cấp phải đem bán để ăn
* và những cảnh đời trên có là bất hạnh gì so với những người bác sĩ gọi lên bảo rằng, "nhà làm nghề gì? Mỗi tháng bao nhiêu tiền? Vậy à? Vậy thôi mang về nhà chịu đi, có chạy thận cũng không gánh nổi được mấy tháng đâu".
Do đó, bất hạnh không phải là tài sản quái quỷ gì cả. Tiền mới là tài sản.
Monday, January 6, 2014
Mọi rợ thời nay
Đọc được trên báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay:
Một cô giáo mang bầu con thứ ba, đến tai sở, sở cắt thi đua hiệu trưởng, cắt thi đua tổ công đoàn. Hiệu trưởng cãi: "Chừng nào cổ sinh ra đã chứ, biết cổ mang thứ gì trong đó mà cắt thi đua tôi?"
Một cô giáo mang bầu con thứ ba, đến tai sở, sở cắt thi đua hiệu trưởng, cắt thi đua tổ công đoàn. Hiệu trưởng cãi: "Chừng nào cổ sinh ra đã chứ, biết cổ mang thứ gì trong đó mà cắt thi đua tôi?"
Wednesday, January 1, 2014
Làm một việc theo 100 cách khác nhau
Sách "How to get ideas" của Jack Foster có chỉ ra rằng, có 100 hoặc hơn giải pháp cho cùng một vấn đề. Nếu cho là chỉ có một giải pháp thì "rặn" mãi cũng không ra được ý tưởng nào. Còn nếu tin rằng có tới hàng trăm giải pháp chờ mình thì việc tìm ra vài ba giải pháp là điều dễ dàng, từ đó mà giàu ý tưởng. Trong sách có ví dụ một người làm một bảng tuyên truyền cho cùng một thông điệp liên tục gần 10 năm mà không năm nào giống năm nào. Nghĩ lại mình cũng có chút ý chí làm người sáng tạo theo kiểu này. Do có chút năng khiếu viết lách, mình đã trở thành người biên soạn toàn bộ các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư từ gửi nhân viên, gửi đối tác cho sếp. Liên tục trong 6-7 năm qua vào dịp cuối năm mình phải viết bài phát biểu cho lễ tổng kết, sau đó là lời ngỏ cho báo cáo thường niên. Vậy mà mình chưa bao giờ copy bài cũ, chưa bao giờ phải dùng lại ý tứ cũ. Có bài hay, có bài bình thường nhưng nguyên tắc của mình là: (i) phải có cảm xúc mà cảm xúc mỗi năm mỗi khác vì có phải năm nào cũng làm ăn giống nhau đâu, (ii) phải có "thần thái" của sếp, nếu không sếp sẽ thấy không thoải mái khi đọc, cái này ban đầu mình chưa làm được, phải sau này mới luyện tập được, (iii) phải xuất phát từ những điểm nhấn mới, mỗi năm nhấn mỗi chỗ khác nhau. Haiz, ngoài ra mình còn phải edit lại biết bao nhiêu phần text cho các tài liệu trong phòng và trong Công ty nữa, riết rồi bệnh nghề nghiệp, ngứa tay, đọc cái gì cũng muốn edit. Nhưng không thể lấy cái "năng khiếu" đó ra mài mà "ăn" mãi được. Phải bồi bổ cho nó. Nghĩa là phải siêng đọc hơn, siêng quan sát hơn và quan trọng là phải siêng luyện viết (blog) hơn.
Nghĩ mà rầu, xung quang mình lượm sơ sơ cũng hàng tá thứ người ta cứ lặp đi lặp lại dễ có mấy mươi năm. Ví dụ gần đây nhất là các chương trình ca nhạc mừng năm mới của thành phố tươi đẹp này. Cứ múa múa, hát hát bao nhiêu đó kiểu, MC cứ ra rả "một năm cũ đã khép lại, năm mới đã về", "ngày đông đã hết, ngày xuân áp ám", "một thành phố năng động, phát triển". Ui "chời", Sài Gòn có bao nhiêu cái hay, cái thú vị, đem ra xài mấy mươi năm không hết, sao không biết xài cho đỡ chán và đỡ phí.
Nghĩ mà rầu, xung quang mình lượm sơ sơ cũng hàng tá thứ người ta cứ lặp đi lặp lại dễ có mấy mươi năm. Ví dụ gần đây nhất là các chương trình ca nhạc mừng năm mới của thành phố tươi đẹp này. Cứ múa múa, hát hát bao nhiêu đó kiểu, MC cứ ra rả "một năm cũ đã khép lại, năm mới đã về", "ngày đông đã hết, ngày xuân áp ám", "một thành phố năng động, phát triển". Ui "chời", Sài Gòn có bao nhiêu cái hay, cái thú vị, đem ra xài mấy mươi năm không hết, sao không biết xài cho đỡ chán và đỡ phí.
Ngón tay thứ 6
Đăng nói với mẹ lúc chuẩn bị đánh răng đi ngủ: "Con ước gì con có thêm một ngón tay . . . để con đếm số 0". Trò chuyện với con một lúc thì mới hiểu điều ước "quái dị" này. Chắc con đang học số "0" trong lớp. Con đếm bàn tay mình bắt đầu từ "0" và luôn kết thúc ở "4" khi tới ngón tay cuối cùng, và con thắc mắc "sao 4 lại là 5 ta?", nghĩa là rõ ràng đếm số 4 mà bàn tay dừng lại theo cách đếm trước đây là 5. Nên con cuối cùng nghĩ ra rằng mình nên có một ngón tay nữa là tuyệt vời!
Sau "Ý tưởng này là của chúng mình" đã mò tới quyển interesting mà không cần suy nghĩ khác là "Một nửa của 13 là 8-How to get ideas". Sách này chỉ dẫn một số cách khá đơn giản để luyện tập để trở nên sáng tạo hơn, và dĩ nhiên một trong những cách đó là hãy biến mình thành trẻ con. Trẻ con không bị cầm tù trong những quy tắc và quy luật mà người lớn luôn cho là đúng một cách bị động. Trẻ con có vô vàn những giải pháp không tưởng khác nhau, như việc có thêm một ngón tay trên bàn tay vậy. Tại sao không? Chẳng phải mọi sáng chế ra đời đều bắt đầu từ "tại sao không?" đấy thôi.
Sau "Ý tưởng này là của chúng mình" đã mò tới quyển interesting mà không cần suy nghĩ khác là "Một nửa của 13 là 8-How to get ideas". Sách này chỉ dẫn một số cách khá đơn giản để luyện tập để trở nên sáng tạo hơn, và dĩ nhiên một trong những cách đó là hãy biến mình thành trẻ con. Trẻ con không bị cầm tù trong những quy tắc và quy luật mà người lớn luôn cho là đúng một cách bị động. Trẻ con có vô vàn những giải pháp không tưởng khác nhau, như việc có thêm một ngón tay trên bàn tay vậy. Tại sao không? Chẳng phải mọi sáng chế ra đời đều bắt đầu từ "tại sao không?" đấy thôi.
Sunday, December 29, 2013
Chính trị là địa phương
Tựa một bài viết khá hay trên báo Tuổi Trẻ cuối tuần, những ngày cuối năm 2013. Bài báo trích dẫn phát biểu của Pranay Gupte "In the final analysis, all developments is local". Quan điểm và thông điệp của bài phân tích khá đơn giản, rằng một chính quyền tốt, một quốc gia tốt phải đi từ các địa phương mạnh. Điều này nói ra tuy đơn giản, dường như hiển nhiên nhưng không phải đất nước nào cũng thực hiện được. Muốn có một địa phương độc đáo, trước hết cần có quy chế, mô hình tổ chức chính quyền địa phương vừa đủ linh hoạt để phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương đó, vừa thực hiện được việc quản lý của trung ương. Điều kiện cần tiếp theo là phải có lãnh đạo địa phương giỏi, hiểu được thế mạnh, các nét đặc sắc của vùng miền mà khai thác, phát triển. Cho nên lãnh đạo một quốc gia đừng quá đeo đuổi các mục tiêu quá to tác, mang tầm vĩ mô mà quên đi việc xây dựng và tập hợp các địa phương của mình.
Cách đây cỡ 7-8 năm rồi, do một khách hàng nhờ mở một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng, mình đã gọi điện ra Sở KHĐT để hỏi thủ tục. Mình đã quá bất ngờ và ấn tượng về chính quyền của thành phố này. Bất ngờ thứ nhất là người tiếp điện thoại rất vui vẻ, trả lời chi tiết nhiệt tình, giống như đang bán một món hàng vậy. Sau đó thì anh này bảo để fax các form vào cho mình hiểu rõ hơn. Bất ngờ thứ hai là mình nhận được fax ngay sau khi nghe điện thoại xong. Ấn tượng hơn nữa là sau khi fax xong là điện thoại lại reo, anh này hỏi đã nhận đủ chưa. Nếu đây là một giao dich bán hàng thì chẳng có gì phải bàn, nhưng đây là việc một quan chức nhà nước "bán" cơ hội đầu tư cho chính địa phương của mình. Mình thấy ấn tượng đến nỗi tự nhiên có cảm tình với thành phố này. Nếu tương lai có phải "trôi dạt" đi đâu khác thì chắc chắn mình muốn đến đấy sống và làm việc. Những năm sau này Đà Nẵng luôn là một trong những địa phương có chỉ số thu hút đầu tư tốt nhất cả nước. Anh nhân viên của Sở KHĐT ngày nào chính là một nhân tố nhỏ rất nhỏ làm đẹp và góp phần phát triển cho thành phố của mình và Đà Nẵng đã là một nhân tố tốt cho Việt Nam. Mong lắm có thêm nhiều anh nhân viên KHĐT như thế và nhiều địa phương như thế.
Thôi, tỉnh mộng thôi, lo đi làm cho xong thủ tục đăng ký tạm trú mà đã bị anh công an khu vực chọc cho "máu dồn lên đầu" với thái độ quá xấc và kiểu "làm" quá "khó". Ảo tưởng của mình đã được xây đắp nên rồi bị dập tắt hoàn toàn bởi hai người nhân viên nhà nước rất bình thường, rất nhỏ.
Cách đây cỡ 7-8 năm rồi, do một khách hàng nhờ mở một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng, mình đã gọi điện ra Sở KHĐT để hỏi thủ tục. Mình đã quá bất ngờ và ấn tượng về chính quyền của thành phố này. Bất ngờ thứ nhất là người tiếp điện thoại rất vui vẻ, trả lời chi tiết nhiệt tình, giống như đang bán một món hàng vậy. Sau đó thì anh này bảo để fax các form vào cho mình hiểu rõ hơn. Bất ngờ thứ hai là mình nhận được fax ngay sau khi nghe điện thoại xong. Ấn tượng hơn nữa là sau khi fax xong là điện thoại lại reo, anh này hỏi đã nhận đủ chưa. Nếu đây là một giao dich bán hàng thì chẳng có gì phải bàn, nhưng đây là việc một quan chức nhà nước "bán" cơ hội đầu tư cho chính địa phương của mình. Mình thấy ấn tượng đến nỗi tự nhiên có cảm tình với thành phố này. Nếu tương lai có phải "trôi dạt" đi đâu khác thì chắc chắn mình muốn đến đấy sống và làm việc. Những năm sau này Đà Nẵng luôn là một trong những địa phương có chỉ số thu hút đầu tư tốt nhất cả nước. Anh nhân viên của Sở KHĐT ngày nào chính là một nhân tố nhỏ rất nhỏ làm đẹp và góp phần phát triển cho thành phố của mình và Đà Nẵng đã là một nhân tố tốt cho Việt Nam. Mong lắm có thêm nhiều anh nhân viên KHĐT như thế và nhiều địa phương như thế.
Thôi, tỉnh mộng thôi, lo đi làm cho xong thủ tục đăng ký tạm trú mà đã bị anh công an khu vực chọc cho "máu dồn lên đầu" với thái độ quá xấc và kiểu "làm" quá "khó". Ảo tưởng của mình đã được xây đắp nên rồi bị dập tắt hoàn toàn bởi hai người nhân viên nhà nước rất bình thường, rất nhỏ.
Subscribe to:
Posts (Atom)