Ai nói hùng hục cày cục mà không biết hưởng thụ là dại, là không sướng? Tầm bậy hết. Để kể cho nghe một số cái "sướng lạ" nhờ cày cục. Sướng bình thường, như có xe hơi đi, ngủ máy lạnh, ăn ngon mặc đẹp, con cái đủ đầy thì ai cũng biết rồi. Kể thêm mấy cái sướng dưới đây cho vui:
* Sướng vì được lì xì cho bà con cô bác, họ hàng thân thuộc vào dịp Tết. Lúc mới ra trường, lương có 1.5 triệu mà phải làm có khi đến tận 2 giờ sáng. Vậy mà mình nới với Tsanko, Tết về quê thấy mấy đứa nhỏ xếp hàng để nhận lì xì là em thấy cực cũng đáng. Vì lúc đó chưa chồng con mà, lần đầu tiên thấy có tiền nó sướng là như vậy đó.
* Sướng vì mạnh miệng nói mình giàu. Các ông bà già thường hay rất áy náy khi nhận tiền của con cháu. Mình thường sung sướng trấn an rằng, không sao không sao, con giàu lắm.
* Sướng vì có tiền dư dả mới dám có kiểu mua hoa, mua bong bóng quái dị nè, gọi là mua một cách khờ khạo và dại.
Cho nên tối mùng Một Tết là bây giờ đây mình mới vừa check và trả lời mail khách hàng xong. Quyết tâm cày cục thêm một năm và nhiều năm nữa.
Monday, January 23, 2012
Mua bong bóng
Đêm 30 Tết, mua bong bóng bự về chưng. Tới nơi thì thấy anh bán bong bóng đang thổi một cái mới toanh, còn bóng căng. Mình hỏi giá rồi mua luôn. Hỏi anh mua thêm cái nữa, ảnh đưa cái đã thổi khá lâu rồi, đã bụi và mờ rồi. Nhưng mình không bắt người bán thổi cái mới, mình lấy luôn cái đó. Biết sao không? Vì mình nghĩ, mình mà không lấy thì chẳng ai lấy cái đó cho anh bán bong bóng này, vậy là ảnh ít đi một chút tiền lời, vậy là bớt đi một chút vui. Về tới nhà chỉ sợ chồng phát hiện ra 2 cái bong bóng khác biệt, hỏi han thì mình chằng biết đường trả lời. May mà chồng không để ý. Cái kiểu "khờ khạo" này mình tuyệt nhiên không muốn kể ai biết, sợ người ta tưởng mình "hâm". Vậy sao viết ra đây ta? Chắc để mong có ít người bạn lâu lâu cũng "hâm" lây như mình, để cuộc đời thêm vui vẻ nhờ bớt chút toan tính.
Mua hoa ngày Tết
Dân ta có kiểu mua hoa chưng Tết khá lạ, là phải đợi đến thật gần ngày 30 Tết mới mua, để cho rẻ. Rẻ vì "bán đổ bán tháo". Vậy mà Tết năm nay, dù rất lu bù với công việc, mình vẫn nhất định phải đi mua sớm, để mua đắt. Mua không trả giá. Lý do, chèn ép người mua bán mấy ngày Tết thì mất vui. Họ cũng chỉ mong dịp Tết bán được nhiều, có lời mà ăn Tết. Nỡ nào mà ép người ta bán tống bán tháo để kịp về quê. Nếu người ta lỗ thì coi như tốn công sức và không còn tinh thần ăn Tết. Lỡ mà mình có bị "chém" thì cũng xem như lì xì thiên hạ cho vui cả làng.
Ghi lại để nhớ
Bà ngoại
Tự hứa phải ghi lại những suy nghĩ về bà ngoại, để sau này còn nhớ. Những ngày cận Tết ngoại nhập viện. Bệnh tiểu đường đã mười mấy năm, bây giờ mỗi lần nhập viện là mỗi lần phải chuẩn bị tinh thần. Thật ra mình đã chuẩn bị tinh thần từ lâu lâu lắm. Mỗi năm tụ tập nhà ngoại ngày 30 Tết là mình lại có vài phút chạnh lòng, nghĩ rồi sẽ có chiều 30 Tết nào đó không có ngoại ở đây để mà quy tụ mọi người về nữa. Số người tụ tập về ngày càng ít. Và ngoại năm nay đã không còn đủ khỏe để đãi mọi người một bữa ăn cuối năm nữa.
Thật ra ghi lại về ngoại thì phải mở đầu bằng một kết luận như thế này, hai người phụ nữ mình ngưỡng mộ nhất chính là ngoại và má. Ngoại mạnh mẽ và thông minh. Phần mạnh mẽ và thông minh đó truyền tới má, tới mình thì còn lại chút xíu. Vì ngoại mạnh mẽ nên lấy một ông chồng (là ông ngoại) yếu đuối và dựa dẫm vào ngoại. Má kể, ngày xưa nhà ngập, có con rắn chạy vào, bà ngoại tay cầm cây đập cho bằng được, lúc xong nhìn lại thấy ông ngoại đang đu cửa sổ vì sợ. Má kể, bà quyết tâm chặt đuôi con chó phốc cho đẹp, bắt mấy đứa con ôm con chó để bà chặt phụp cái đuôi, mấy đứa con sợ xanh mặt. Má kể, ngoại giẫm phải con chuột, quyết tâm không nhảy lên, đè chết con chuột luôn dưới miếng giẻ lau chân. Má còn kể một tay ngoại nuôi 5 đứa con và 4 đứa em chồng tuổi ăn học và chịu đựng một ông công chức sáng đi chiều về, đẹp trai và đa tình. Chuyện ông ngoại có con riêng bại lộ cách đây mấy năm. Bà ở tuổi gần đất xa trời đã uất ức mà uống thuốc tẩy tự tử. Uất ức của người phụ nữ sống cả đời quần quật không được một phút giây dựa vào người đàn ông của mình.
Ngoại ơi, cái phần mạnh mẽ ấy ngoại có thấy ở má con, có thấy lậm một phần vào con không? Chắc không vì bà cháu ta cũng không ở gần nhau đủ để bà hiểu cháu. Ngày xưa, nhiều lúc con thấy phản ứng uất ức của má để má mãi mãi không là người phụ nữ dịu dàng và nữ tính. Con đã tự nhủ mình không muốn như vậy và không hành động như vậy. Thế mà khi bước qua tuổi 30 rồi, con thấy cuộc đời mình ngày càng giống má. Phản ứng của con đôi khi con giật mình vì giống má đến từng lời nói.
Như vậy bà cháu, má con ta không thể nào được phong tặng một chữ "nữ" rồi. Nhưng mình thì không thể giống bà, không đủ mạnh để thương yêu và sống chỉ vì chồng, không đủ mạnh để hi sinh. Nên mãi mãi mình ngưỡng mộ và yêu thương ngoại.
Tự hứa phải ghi lại những suy nghĩ về bà ngoại, để sau này còn nhớ. Những ngày cận Tết ngoại nhập viện. Bệnh tiểu đường đã mười mấy năm, bây giờ mỗi lần nhập viện là mỗi lần phải chuẩn bị tinh thần. Thật ra mình đã chuẩn bị tinh thần từ lâu lâu lắm. Mỗi năm tụ tập nhà ngoại ngày 30 Tết là mình lại có vài phút chạnh lòng, nghĩ rồi sẽ có chiều 30 Tết nào đó không có ngoại ở đây để mà quy tụ mọi người về nữa. Số người tụ tập về ngày càng ít. Và ngoại năm nay đã không còn đủ khỏe để đãi mọi người một bữa ăn cuối năm nữa.
Thật ra ghi lại về ngoại thì phải mở đầu bằng một kết luận như thế này, hai người phụ nữ mình ngưỡng mộ nhất chính là ngoại và má. Ngoại mạnh mẽ và thông minh. Phần mạnh mẽ và thông minh đó truyền tới má, tới mình thì còn lại chút xíu. Vì ngoại mạnh mẽ nên lấy một ông chồng (là ông ngoại) yếu đuối và dựa dẫm vào ngoại. Má kể, ngày xưa nhà ngập, có con rắn chạy vào, bà ngoại tay cầm cây đập cho bằng được, lúc xong nhìn lại thấy ông ngoại đang đu cửa sổ vì sợ. Má kể, bà quyết tâm chặt đuôi con chó phốc cho đẹp, bắt mấy đứa con ôm con chó để bà chặt phụp cái đuôi, mấy đứa con sợ xanh mặt. Má kể, ngoại giẫm phải con chuột, quyết tâm không nhảy lên, đè chết con chuột luôn dưới miếng giẻ lau chân. Má còn kể một tay ngoại nuôi 5 đứa con và 4 đứa em chồng tuổi ăn học và chịu đựng một ông công chức sáng đi chiều về, đẹp trai và đa tình. Chuyện ông ngoại có con riêng bại lộ cách đây mấy năm. Bà ở tuổi gần đất xa trời đã uất ức mà uống thuốc tẩy tự tử. Uất ức của người phụ nữ sống cả đời quần quật không được một phút giây dựa vào người đàn ông của mình.
Ngoại ơi, cái phần mạnh mẽ ấy ngoại có thấy ở má con, có thấy lậm một phần vào con không? Chắc không vì bà cháu ta cũng không ở gần nhau đủ để bà hiểu cháu. Ngày xưa, nhiều lúc con thấy phản ứng uất ức của má để má mãi mãi không là người phụ nữ dịu dàng và nữ tính. Con đã tự nhủ mình không muốn như vậy và không hành động như vậy. Thế mà khi bước qua tuổi 30 rồi, con thấy cuộc đời mình ngày càng giống má. Phản ứng của con đôi khi con giật mình vì giống má đến từng lời nói.
Như vậy bà cháu, má con ta không thể nào được phong tặng một chữ "nữ" rồi. Nhưng mình thì không thể giống bà, không đủ mạnh để thương yêu và sống chỉ vì chồng, không đủ mạnh để hi sinh. Nên mãi mãi mình ngưỡng mộ và yêu thương ngoại.
Monday, January 2, 2012
Ngày đầu năm 2012
Đây là ngày đầu năm 2012 của gia đình ta:
* Cafe Ciao. Như vậy "giấc mơ đã thành hiện thực". Mẹ đã "bưng" con được tới quán cafe mẹ yêu thích ngày xưa. Mọi thứ không có gì thay đổi, cái gác lửng thấp lủm chủm và những tranh ảnh treo trên tường. Con chưa thể ngồi yên đọc sách cùng mẹ nhưng cũng đủ "trưởng thành" để mẹ ngồi nhâm nhi ly cafe và relax chút đỉnh.
* Viện bảo tàng lịch sử. Ah ha, hơn 30 năm sống ở thành phố này mẹ chưa hề bước chân vào đây. Nhờ có con thích xem xe tăng mà mẹ mới có cơ hội biết nơi này. Một tòa nhà đẹp và có nhiều cây cối xung quanh. Vé tham quan là 5,000 đồng. Chỉ có các cặp cô dây chú rể vào chụp hình và loe hoe vài khách du lịch Tây tham quan triễn lãm nghèo nàn và chán phèo. Con thì thỏa mãn đã thấy được xe tăng, còn được xem con cá sấu chết khô trong khu trưng bày.
* Rồi nhà ta lại đi mua tranh. Hơn 4 năm ở nhà mới mẹ mới đi lựa tranh để về tranh trí phòng ngủ, phòng khách. Vì con đã "trưởng thành" nhà mình cần trang hoàng lại một chút.
* Cafe Ciao. Như vậy "giấc mơ đã thành hiện thực". Mẹ đã "bưng" con được tới quán cafe mẹ yêu thích ngày xưa. Mọi thứ không có gì thay đổi, cái gác lửng thấp lủm chủm và những tranh ảnh treo trên tường. Con chưa thể ngồi yên đọc sách cùng mẹ nhưng cũng đủ "trưởng thành" để mẹ ngồi nhâm nhi ly cafe và relax chút đỉnh.
* Viện bảo tàng lịch sử. Ah ha, hơn 30 năm sống ở thành phố này mẹ chưa hề bước chân vào đây. Nhờ có con thích xem xe tăng mà mẹ mới có cơ hội biết nơi này. Một tòa nhà đẹp và có nhiều cây cối xung quanh. Vé tham quan là 5,000 đồng. Chỉ có các cặp cô dây chú rể vào chụp hình và loe hoe vài khách du lịch Tây tham quan triễn lãm nghèo nàn và chán phèo. Con thì thỏa mãn đã thấy được xe tăng, còn được xem con cá sấu chết khô trong khu trưng bày.
* Rồi nhà ta lại đi mua tranh. Hơn 4 năm ở nhà mới mẹ mới đi lựa tranh để về tranh trí phòng ngủ, phòng khách. Vì con đã "trưởng thành" nhà mình cần trang hoàng lại một chút.
Subscribe to:
Posts (Atom)