Tuesday, December 7, 2010

Én nhỏ tung bay

Hôm qua xem đoạn clip "Én nhỏ tung bay" mình khóc nấc, khóc như cách đây 1 tháng khi bác sĩ nghi ngờ ba bị ung thư thanh quản, phải mổ và sinh thiết. Điều may mắn đã đến là kết quả tốt nhưng mình đã trải qua một tuần lơ lửng, thấy tất cả mọi việc mình đang làm là non-sense. Càng ngày mình càng thấy lo sợ thời điểm phải đối mặt với sự mất mát mãi mãi. Vì mình càng thêm tuổi là ông bà, ba má càng già thêm. Mình mất ông nội lúc còn quá nhỏ. Bây giờ mà phải chịu đựng một lần mất mát như vậy thì quả là đau lắm.

Không biết chừng nào Vân mới có entry mới. Không biết Vân có để ý không, cách entry vào tháng 10 năm 2009 về chuyện dặn dò của bố mẹ khi xa nhà là các entry về một thế giới khác hẳn vào tháng 5 năm 2010. Mình vẫn không chịu nổi cái sự đột ngột đó, cái sự sống chết trong gang tất.

Năm nay chạy Terry Fox mình không tham gia theo kiểu để cho có không khí như những năm trước. Mình đóng thêm tiền cho suất của Đô và Đăng vì mình biết đâu đó trên thế giới có người cần tiền để nghiên cứu về bệnh ung thư. Không phải là làm từ thiện mà là mình đã có cảm giác căn bệnh đó, những người bất hạnh mắc phải căn bệnh đó không còn là thế giới xa lạ, cách biệt với cuộc sống êm đềm của mình nữa rồi.

Và ý cuối cùng là dành cho chú Độ. Nếu chú Độ mà giàu là chị đau lòng lắm. Nói gì thì nói chị vẫn là "cháu ngoan bác Hồ". Chị vẫn nghĩ có những nghề không nên giàu, đã chọn nó thì ráng mà kìm chế không làm giàu như bọn làm business.

Sunday, December 5, 2010

Stupid mistake

Giờ này mình còn kẹt ở Paris, không biết khi nào mới book được vé về Việt Nam. Chuyến này đi châu Âu một mình, một lèo 4 nước trong tiết trời giá lạnh, tuyết rơi khắp nơi quả là một quyết định sai lầm. Khổ nhất là phải đi train, cứ đứng chờ tàu là lạnh muốn ngất, còn phải kéo lê cái vali và cái túi laptop. Khởi đầu cho hàng loạt những sự cố về máy bay là một sai lầm vô cùng ngu ngốc của mình. Chuyến bay từ Brussels đi Bologna khởi hành lúc 10 giờ, mình đã đến sân bay từ sáng sớm vì biết cái kiểu rối loạn của sân bay Châu Âu. Mình vô phòng lounge đàng hoàng, ngồi check mail. Gặp phải mail của một khách hàng nasty, mình giận sôi ruột, ngồi gõ mail bụp bụp trả đũa. Vừa xong mail thì cũng vừa nhận ra đã đúng 10 giờ. Phòng lounge không có chế độ call. Chạy xuống tới cửa thì máy bay đã đi mất. Cay đắng! Chuyến sau book lại được thì đến 10 giờ tối. Thế là mình lang thang ở sân bay. Làm việc mấy tiếng ròng rã ở lounge, ăn hết bánh của bọn họ. Sau đó ngột ngạt quá, chạy loanh hoanh các khu shopping nhạt nhẽo. Ăn tối một tô fish soup. Lếch thếch đến 9 giờ thì mệt quá, nằm lăn ra ghế chờ mà nghỉ. Trời lạnh, ghế cứng và lạnh. Vừa nằm vừa nghĩ, sao mình lại bị quăng vào cái góc lạnh lẽo, xa xôi này. Chồng con, nhà cửa ấm áp thì ở cách biết bao xa. Thế mới biết, thế giới phẳng này cho mình nhiều cơ hội để đi nhiều nơi, biết nhiều thứ nhưng cũng có thể ngay lập tức biến mình thành kẻ cô độc tuyệt đối, không bạn bè, người thân, không nói tiếng mẹ đẻ. Nếu thế giới không phẳng, hay vào thời chưa phẳng con người ta chắc ít có nguy cơ bị cô độc hơn. Điều này người ta nói nhiều rồi, giờ mình mới hiểu ra.

Tiếp theo là máy bay delay, máy bay bị hủy trước lúc mình chuẩn bị về nhà. Gọi điện cho chồng, chồng tỉnh bơ. Mình muốn khóc, sao không hỏi mình tối ngủ đâu nhỉ. Thì dĩ nhiên ngủ khách sạn. Nhưng trời tối và lạnh, lếch thếch lôi hành lý về khách sạn sau một ngày lang thang ở sân bay. Sáng hôm nay cũng được bay từ Bologna về Paris, chạy hụt hơi cũng không kịp nối chuyến Paris-SG. Và bây giờ thì chờ đến sáng mai xem có máy bay về nhà không.

Saturday, November 20, 2010

Tây

Sếp có chiếc tàu xin (gọi là du thuyền thì đúng hơn) dành để chở khách đi tham vùng nuôi. Tàu có một tài công và một em đi theo phụ. Hôm qua mình đưa 2 người của công ty PR bên Mỹ đi thăm farms để họ hiểu và chuẩn bị press kit chống lại làn sóng bôi xấu cá tra trên thế giới. Em phụ tài công chu đáo lấy hai lon Pepsi ướp lạnh ra mời khách. Trước khi đưa nước, em cẩn trọng ngã nón (chiếc nón kết em vẫn đội trong lúc làm việc). Trong 2 giây mình thấy sững người vì hành động quá đỗi lễ phép, lịch sự đó. Mình biết sếp vẫn dạy dỗ rất tốt bảo vệ, người làm công về chuyện cúi chào này. Thậm chí mình có phần thấy hơi quá đáng mỗi khi bảo vệ gặp sếp phải ngã nón ra chào. Nhưng sao hành động hôm qua làm mình xúc động khác lạ. Ngay lúc ấy mình nghĩ, “em ơi, em không biết đó là người đang “làm thuê” cho mình đó, bà Tây mà em đang kính cẩn là do công ty mình trả tiền để làm điều mình muốn”. Chắc một thanh niên nông thôn như em không hình dung nổi có một “bà Tây” phải làm thuê cho Việt Nam, em vẫn thân thiện và kính cẩn như hàng triệu người Việt Nam luôn như vậy đối với “Tây”. Cách đây mấy năm mình dẫn một “lính” mới toanh đi hội chợ ở Bỉ. Buổi sáng, thấy nhân viên gian hàng đối diện cầm chổi quét sàn, em bảo, “chị, ngộ chưa, lần đầu tiên em thấy một thằng Tây quét nhà”. Nói chi em, chị đây lần đầu đi nước ngoài cũng thấy không quen được hình ảnh Tây lao công, Tây dọn phòng và càng không thể hiểu được Tây ăn xin, sống gầm cầu. Tội nghiệp, người Việt Nam vốn chỉ quen với Tây ăn nhà hàng, Tây ở khách sạn, Tây xài tiền đô. Gần như khách hàng nào của mình lần đầu sang Việt Nam đều khen ngợi người Việt Nam thân thiện, hay cười. Lúc đầu mình nghĩ họ xã giao, nhưng dần mình tin rằng họ khen thiệt. Mà đúng vậy, đâu có ở đâu trên thế giới họ được chào đón, quan tâm, tôn trọng nhiều như ở đất nước nghèo nàn, đông dân này. Và rất nhiều khách hàng (gồm cả người Mỹ) thắc mắc rằng người Việt không ghét người Mỹ sao. Mình cũng chẳng biết trả lời sao vì bản thân mình cũng đâu có ghét người Mỹ. Chả bù với khách Châu Âu, 10 người thì hết mười người không thích nói về người Mỹ, đi ăn nhà hàng không thích ngồi gần Americans. Lại nhớ, sau mấy ngày ròng rã “chống Mỹ” trong vụ kiện Chống Phá Giá, sếp bảo, “sao cũng người Mỹ mà mình thấy luật sư khác, bọn Bộ Thương Mại Mỹ khác”. Nghĩa là luật sư thì quá dễ thương và chiến đấu với mình, còn bọn kia thì đi “xoi mói”, điều tra mình. Thấy thương luật sư và ghét bọn kia, ý sếp là vậy. Nghĩ thật trớ trêu, người Mỹ bày ra cái trò chống phá giá vừa ngăn được hàng nhập khẩu, vừa kiếm bộn tiền cho các công ty luật ở Mỹ mà. Họ đều là Mỹ đang lấy tiền mình đó thôi. Vậy mới nói người Việt thiệt là dễ thương quá, không cay cú hay thành kiến như các dân tộc khác trên thế giới. Hôm trước làm việc với một cô nàng Trung Quốc, cô nàng bảo “người Trung Quốc giàu hơn Việt Nam nhưng sao không thấy họ happy bằng người Việt Nam”. Thật là người ngoài nhìn vào thấy người mình happy lắm sao? Thiệt là ngộ, vậy mình cũng ráng sống vui vẻ để không làm mất “thương hiệu” người Việt.

Thursday, September 16, 2010

Team

Trong lớp MBA thường làm assignment theo nhóm. Qua các môn, mọi người đã hình thành các nhóm khá là ổn định, hợp “rơ”. Bổng dưng ông thầy của môn Supply Chain muốn xáo trộn hết các nhóm. Ban đầu mình cũng thấy hơi tiếc tiếc vì ông Malaysia chung nhóm rất giỏi, mình làm bài tập chung đỡ vất vả. Nhưng sau đó mình nghĩ, đổi nhóm cũng tốt, có cơ hội làm chung team với nhiều người khác nhau, thậm chí khác “style” của mình càng tốt, như vậy mới biết cách dung hòa và adapt chứ. Vậy mà lại nổi lên những phản đối dồn dập của các class mates. Họ kêu ca, chủi bới (chính xác là chửi bới) lớp trưởng (người chẳng có lỗi gì trong chuyện này) và muốn quay lại team cũ. Mình mới tìm ra một nguyên nhân khác làm người Việt Nam/nước Việt Nam không tiến nổi. Không chịu thay đổi, không adapt, chỉ thích làm việc với ai giống mình thì chắc chắn bị bó kín trong một nơi thôi. Nhớ trong assignment trước, thầy cho chọn industry để viết. Dễ nhất là mình chọn cá vì đó là “nghề của nàng” mà. Nhưng 2 phút sau mình quyết định lại, chọn golf, chính là môn mà ông Malaysia thích. Như vậy mình vừa adapt được với team mate, vừa học được cái mới. Nhờ viết về golf mà ít nhất mình biết ở Việt Nam có bao nhiêu sân golf, mỗi sân tốn bao nhiêu đất, gây những tổn hại nào. Mình cũng hay ho quá chớ.

Friday, September 3, 2010

Ngày rằm đi chợ mua hoa

Có bài viết này của một người bạn khá hay, dễ đọc, dễ thấm. Mình cũng có một số câu chuyện về cái sự “không vội vã này”. Chuyện thứ nhất, ông thầy dạy tiếng Pháp ở Idecaf tên Vĩnh Hà (còn nhớ tên thầy vì ổng nói có bà con với Vĩnh Thụy, là tên của vua Bảo Đại) là người đầu tiên và duy nhất vỗ ngực bảo rằng “tôi là người chẳng bận rộn gì cả”. Thông thường ai (kể cả mình) cũng thích tỏ vẻ bận rộn trong thế giới nhộn nhịp này. Chẳng bận rộn cũng đồng nghĩa với không thành đạt. À không, mình không tỏ vẻ bận rộn mà thích bận rộn. Cảm giác không bận rộn làm mình thấy thừa thãi, chán chường. Nhưng mặt khác mình lại cho rằng lúc nào cũng trong tình trạng công việc bù đầu là dở ẹt, là không biết quản lý thời gian, phân bổ công việc. Mâu thuẫn ghê. Chuyện thứ hai, Lâm Ngữ Đường trong “Quẳng gánh lo đi và vui sống” có cho rằng bọn Tây quả là dốt, sao lại làm gì, đi đâu cũng đúng thời gian một cách cực đoan. Cừ “từ từ củ khoai cũng nhừ” có phải sướng không. Mình không đọc hết quyển sách và đọc lâu lắm rồi nhưng vẫn nhớ ý này trong sách vì lúc đó mình thấy ông Lâm Ngữ Đường này khùng quá đi, sao lại có thể sống mà không đúng giờ đươc chứ. Nhưng mà sống được như ổng nói thì đúng là lên tiên. Chuyện thứ ba là có một buổi sáng trước khi đi làm, bác tài xế nhắc mình hôm đó là ngày rằm. Bổng dưng mình lẩm bẩm, “ngày rằm đi chợ mua hoa” và thấy người nào có được cái ung dung ấy quả là an nhàn, hạnh phúc. Đơn giản và nhẹ nhàng nếu cứ được “ngày rằm đi chợ mua hoa” Ấy vậy mà may lắm mình mới nhớ nhắc osin mua hoa, trái cây cúng rằm, chứ bản thân không bao giờ tự cho mình cái “vinh dự” ấy, thậm chí đa phần là Phật nhà mình phải nhận hương quả trễ sau ngày rằm (hoặc vào ngày bất chợt nào đó khi mình nhớ ra).


Một ngày không vội vã...
Mỗi năm một lần , tôi về thăm Mẹ và các em hiện đang sống ở Montréal , Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về thăm nhà 2 tuần cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp lại gia đình. Montréal vào mùa hè thật nóng bức, có ngày lên đến hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ. Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả nhà định dẫn mấy đứa cháu ra công viên cho tụi nhỏ hưởng chút khí trời . Tôi thì đã thay quần áo từ lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ " xàng qua xàng lại ", gần 9 giờ vẫn chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu thay quần áo. Thế là tôi bắt đầu nổi quạu " Nhà mình sao làm gì cũng như rùa bò vậy ? Có đi hay không thì bảo ... ? Cô em tôi nhỏ nhẹ " Thì từ từ, vacation mà lị , chị sống ở Mỹ riết rồi quen thói " stress out " hà ... ". Cậu em trai thì nói " Chị làm gì mà dữ vậy, chị có biết hôm nay là " ngày không vội vã " hôn ? Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe lầm, nên hỏi lại " Ngày gì ? Không vội vã là sao ? " . Thế là Má tôi bật tivi lên. Trên màn ảnh, đài nào cũng đang nói về cái ngày đặc biệt này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay, mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một ngày, thường là vào mùa hè, một ngày cuối tuần, và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi là " một ngày không vội vã ". Khoảng chừng vài tuần truớc đó, là báo chí, các cơ quan truyền thông đều loan báo và nhắc nhở để mọi người chuẩn bị. " Ngày không vội vã " bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi người được khuyên là " Bạn hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách cà phê , và ngồi ngắm khu vườn của bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn. Còn nếu không, bạn có thể mời bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng có thể chạy xe đạp một vòng thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ của một công viên gần nhà, vân vân và .. vân vân " . Tóm lại, chính phủ khuyến khích người dân : " Hãy enjoy từng phút giây hạnh phúc, bình an của ... một ngày không vội vã. Hãy biết sống và tận hưởng Hạnh phúc ở quanh ta ", như lời của một người phóng viên trên đài tivi đang nói. Rồi còn có các màn phỏng vấn vài người dân , hỏi xem họ dự định sẽ làm gì trong cái ngày đặc biệt này trong năm, thì đa số câu trả lời đều là " spend time với gia đình, người thân ". Có một cảnh trên màn hình làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời phỏng vấn với nụ cười móm mém " Tôi luôn mong đợi và yêu nhất cái ngày này trong năm, vì đó là ngày duy nhất mà tất cả con cháu tôi không ... bận rộn, chúng nó tề tựu đông đủ để họp mặt với tôi. Cám ơn chính phủ, cám ơn ân nhân nào đã " đặt ra " cái ngày ý nghĩa này ... " . Thế là bỗng dưng tôi đổi ý . Tôi bảo gia đình " Hôm nay là ngày đặc biệt, vậy thôi mình làm chương trình gì special đi nhe .. " . Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng, người thì bảo " khỏi nấu cơm, đi ăn tiệm cho khỏe ", kẻ thì nói " nhà hàng đông lắm, đi xuống downtown chơi ". Em trai tôi thì muốn đi xe đạp ( ở Montréal có rất nhiều bãi cho mướn xe đạp, bạn chỉ cần " quẹt " cái credit card vô là có thể lấy xe đạp đi ngay ) . Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi câu cá, hay đi xe ngựa một vòng thành phố. Và thế là giơ tay biểu quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu số : đi xuống Vieux-port ( khu phố cổ ) chơi và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là chúng tôi lên đường , thảnh thơi, không vội vã ... Đường xuống phố đông nghẹt, và kẹt xe, thế mà không một xe nào bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống nhìn nhau cười, và vẫy tay " No hurry ! Be happy ! ". Tôi thật sự " thấm " được thế nào là ý nghĩa của 3 chữ " không vội vã ! "
Đến chừng xếp hàng mua vé đi tàu, thì lại là một hàng thật dài, trong cái nắng gắt của mùa hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng nói, cũng bắt tay, với cả những người ... không quen biết. Dường như con người ở đây, ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một thế giới hoà bình, thanh thản quanh tôi ... Lúc bước xuống tàu, David, thằng cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy đến dành chỗ, thì bị Christina - cô cháu 4 tuổi , " chỉnh " ngay : " David ! Bữa nay là " No hurry day " mà, sao David cứ hurry hoài vậy ? ", làm cả nhà cùng cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự nhận thức dễ thương của cô bé này . Trưa đến, đói bụng, chúng tôi ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ xếp hàng đợi đến lượt mình. Đang đứng chờ thì người bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt chuyện hỏi tôi đã làm gì ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày vui chơi với gia đình cùng các cháu. Bà cười , chỉ hai người con " Chồng tôi mất lâu rồi, năm nào vào ngày này, tôi cũng để tụi nó quyết định muốn đi đâu, làm gì... Cuộc sống mà, có gì mà phải vội vã ...". Rồi bà tiếp " Như trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói nhà hàng này món nào cũng ngon lắm .. " . Tôi gật đầu đồng ý và cảm thấy vui vui trong lòng...... Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến , tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ.Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm xoải người, vươn vai một cái thật đã . Dường như hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, tôi chưa hề có được cái " đã " nào như thế này . Cứ để mặc tụi nhỏ tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy chơi, la hét ... tôi nằm đeo cặp mắt kính mát, tận hưởng từng làn gió thoảng qua một cách khoái chí, do ... nothing , lim dim ... ngẫm nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ có cái ngày này, mà tôi mới nhận ra là hình như trong đời , tôi chưa hề bao giờ có được một ngày không ...vội vã ... ... Sinh ra và lớn lên ở Saigòn, trong một gia đình nghèo, nên tôi biết rất rõ là chỉ có ráng học thì mới có thể giúp tôi thoát khỏi cái kiếp nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu học, đến phổ thông, rồi đại học, cả đời tôi chỉ biết có sách vở, và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có một ngày không vội vã. Hôm nào cô giáo bệnh , được nghỉ và về sớm , trong khi các bạn bè cùng trang lứa lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các hàng quán , thì tôi lại vui mừng vì .. có thêm giờ để học bài. Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt vội vàng và ngồi vào ngay bàn học. Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ thì tôi mới chịu. Mọi người luôn bảo là tôi thích sự tuyệt đối, và như vậy thì đời tôi sẽ khổ... Vào đại học, 5 năm, tôi lại chưa hề có được một ngày không vội vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với bài vở và với những cuộc thi . Tôi luôn tham lam, mong muốn mình phải đạt điểm 10 trong mọi bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya , dậy sớm, miễn sao đạt được điểm tối đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn thân bảo tôi một câu chí lý " Học mà không chơi giết mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết cả tuơng lai .. ". Tôi nói ngay " thì bởi vậy, tao học nè , chỉ có cái học mới giúp mình thoát ra khỏi nghèo khó ", nhỏ bạn cười " Tao thì chọn ... cả hai, vừa học vừa chơi, miễn sao không thi lại là " đủ xài " rồi, rồi mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ trôi qua uổng phí ... ". Tôi chỉ cười, nhưng bây giờ mới nhận ra là nó có lý ... Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại lao vào công việc, làm thật nhiều, để mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần, mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm thì tôi đuối sức, nên đành giảm bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời, tôi dành dụm đựơc một số tiền, và nỗi ao ước, làm giàu, thật nhanh , đẩy tôi vào thị trường chứng khoán. Tôi say mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả và những con số lên xuống của từng công ty. Trúng stock, chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn chưa có được một ngày không bận rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại tính toán cách đầu tư nào để nhân đôi, nhân ba số tiền tôi đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại chơi những ván bài to hơn . Ông bà ta đã có câu " Có gan làm giàu kia mà ". Tôi đã có gan, và tôi đã giàu, thì bây giờ nếu muốn giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn ...
Thị trường chúng khoán sụp đổ, tôi trở tay không kịp, thế là mất trắng . Tôi không nản " không sao, còn sức khoẻ, còn quyết tâm , ta có thể làm lại từ đầu, thì sẽ có tất cả " . " Có chí thì nên " , nên tôi quyết định qua Mỹ, vì Hoa kỳ là đất nước của cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần cù, ký cóp ... để dành tiền. Vào những năm sau 2000, ngành dược và computer đang lên cơn sốt thiếu người. Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn. Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần , và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ sáng đến tối, ăn thì " cơm chỉ " , food to go, không xài gì cả, cắc ca cắt củm để dành từng đồng xu, hy vọng sẽ có cơ hội đổi đời ... Và rồi thì cơ hội đến thật, khi cơn sốt bất động sản bùng nổ. Giá nhà cửa tăng vùn vụt , từng ngày. Hễ ai chậm tay là ... sorry, ráng mà chịu khó ngồi nhìn " căn nhà mơ ước " vuột khỏi tầm tay, bạn nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy vào cơn lốc này, như hàng triệu người ở xứ Mỹ . Mỗi tuần chỉ có được hai ngày nghĩ làm, tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối , lái xe khắp mọi ngõ ngách, để tìm xem có căn nhà nào " For sale by owner " không, hay có căn nào trông lụp xụp mà mình có thể tân trang chút đỉnh lại rồi " flip ", kiếm vài chục ngàn bỏ túi . Có những bữa tôi không có cả thời giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút food to go bỏ bụng . " Thảy " 1 căn nhà, wow , ngon ăn quá, tôi làm căn thứ nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người là không đáy kia mà . Thì đùng một cái, cái " bong bóng " nhà đất nổ tung . Bao nhiêu kẻ mất nhà, tay trắng, và có tôi trong số đó . Từ một triệu phú ( lần thứ hai ) , tôi trở thành người mang nợ ngập đầu. Và thế là tôi phải đi làm bù đầu bù cổ để ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng thật sự đuối, thì tôi đành phải buông - trong cay đắng, vì không còn sự lựa chọn nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà, trước khi để nhà bank kéo . Rồi giờ thì tôi phải tiếp tục đi cày , cả đời , để mà trả nợ. Một bài học .. suốt đời không thể nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ tham lam ... Hôm nay nằm dài trên bải cõ, hít thở bầu không khí trong lành của một ngày nắng ấm, chẳng có việc gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng mình , tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ. Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng sao tôi lại có được sự bình an, điều mà đã hai lần là triệu phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có được. Thật sự tôi phải cám ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người ân nhân " trí tuệ " nào đó, đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt này trong năm, để giúp người dân biết trân quý sự thanh thản mà cuộc sống ban cho chúng ta. ... Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới cách đây vài tuần , tôi tình cờ gặp lại cô bạn củ hồi trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ ăn . Hai đứa chỉ kịp chào hỏi vài câu, thì cô bạn vội vã về đón con, còn tôi thì lật đật đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than " Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở thì mới hết ... bận rộn ... ". Tôi chỉ cười " Xứ Mỹ mà lị ... " . Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ email của tôi, rồi bảo rằng " sẽ email gửi cho bồ một bài ý nghĩa lắm ", rồi cô cười nói thêm " nhưng đọc thì hay, mà làm có được hay không lại là chuyện khác . .. ". Tối đó check mail, tôi nhận được ngay , với vài dòng nhắn nhủ " Bồ ráng cố gắng thực hành theo lời khuyên trong bài này nhé, còn mình thì ... đời vẫn lăng xăng .. ". Tôi bật cười , và click vô đọc bài viết ngắn của cô bạn : BẬN RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh phúc BẬN RỘN làm cho sự hành xả của ta vụng dại BẬN RỘN làm cho cái hiểu biết của ta khô cằn BẬN RỘN làn cho sự sống của ta ngắn lại BẬN RỘN khiến ta không thấy được cái đẹp của người ta thương yêu BẬN RỘN khiến ta đi trên đường như ma rượt ... Đời sống bận rộn là đời sống ... bất hạnh nhất trên đời ... ! Thế đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn tìm đủ mọi lý do để mà ... BẬN RỘN. Và rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo được cái " BẬN RỘN " về bên kia thế giới ? Hãy biết dừng lại Hãy biết ngơi nghĩ Hãy tập thanh thản và buông xả, thảnh thơi ... thì khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới có thể ra đi với cái tâm ... KHÔNG ... BẬN RỘN .... !!! Đúng vậy, dường như chúng ta , ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một " lý do " để mà bận rộn , mà chưa hề bao giờ biết cách " nếm " được hương vị cuộc sống của mỗi ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh , cô cũng đã bảo tôi câu này khi bác sĩ cho biết là cô chỉ còn vài tháng để sống, và cô đã nói với tôi " Mỗi người đều có số phần, cô cũng mừng là cô còn " vài tháng ", thì ít nhất cô cũng sẽ có được vài tháng sống trong bình an, không vội vã.. ". Chiều xuống, trời bắt đầu ngã tối. Thiên hạ lần lượt rời công viên. Cả nhà tôi cũng lục đục thu xếp đồ lại. Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi bà chị tôi " Mommy, ngày mai có còn là " No hurry day " hôn ? " . Chị tôi cười " Hết rồi con, mỗi năm ở Canada có một ngày hà .. ". Na phụng phịu " Na muốn every day đều là " No hurry day " cơ... ". Chị tôi nói ngay " Dễ thôi con , nếu mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con đừng làm việc gì gấp gáp hết, thì mỗi ngày sẽ là " No hurry day " rồi.. .". Tôi đứng đó, nuốt từng lời bà chị nói, và cảm thấy " ganh tỵ " với đứa cháu của mình, vì chỉ mới 4 tuổi, mà cháu đã được học một bài học quý giá nhất trên đời, còn tôi , gần nữa đời người mới được học bài học đó ... Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật lớn bài hát mà tôi rất thích : ... " Nếu chỉ còn một ngày để sốngChợt nhận ra cuộc đời quá đẹpPhải chăng ta sống quá vội vàngNên ra đi chưa được bình an ... " Đúng thật , cả một đời tôi luôn sống quá vội vàng , thì làm sao có thể ra đi bình an ? Một lần nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt này, đã giúp tôi có một cái nhìn mới , khác hơn về cuộc sống ... Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay nói với tôi " Chúng ta nên làm theo lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi, mình sẽ được lên Thiên đàng với Chúa .. ". Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh là đến Chùa, niệm Phật, nó nói tôi " Ở lành, giữ ngũ giới, làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ được về với Phật .. ". Còn giờ phút này, tôi hiểu ra một điều " Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi ngày của mình thành " MỘT NGÀY KHÔNG VỘI VÃ " , thì chúng ta sẽ có được 365 ngày một năm đang sống ở Thiên đàng, hay Niết bàn ... rồi đó ... Chúc mỗi người trong cuộc đời, luôn có được những ngày ... không vội vã ...

Wednesday, August 18, 2010

Mất ngủ

Lâu rồi, mới có một đêm mất ngủ như hôm nay. Người có tật mất ngủ thật thiệt thòi, vừa mệt vừa rối rắm nhiều suy nghĩ và kết cục là một bộ dạng tàn tạ vào sáng hôm sau. Vậy mà mình lại vận vào cái “bệnh” chẳng ai muốn này. Nghĩ đi nghĩ lại nếu được lựa chọn, mình không chắc muốn được “cấu tạo” như mình bây giờ. Cái kiểu không thế sướng được là cái kiểu của mình đây. Thật là không có cái dại nào như cái dại nào, nhưng vận vào mình gánh lo nghĩ quả là dại nhất. Má nói mình không biết sống hưởng thụ như Vi. Cùng một mẹ sinh ra, sao má không sinh mình giống Vi, rồi bây giờ má lại hỏi ngược mình, biết trả lời ra làm sao? Lúc chưa có con, buồn quá, điên quá mình cùng bày đặt bia rượu, thuốc lá. Mình chẳng thấy cái kiểu “giải sầu” cổ điển này hay ho chút nào và cũng chẳng uống được bao nhiêu, nhưng hình như đó là lựa chọn tốt nhất. Uống vào lại thêm mất ngủ, chẳng giải quyết được gì. Nhưng ít nhất lúc đó được có cái để mà làm, lúc điên nhất ấy. Bây giờ con đã trói chân mình rồi. Điên cỡ nào thì cũng phải ở cạnh con mà thôi. Nên buồn quá mình tự hỏi, vậy bây giờ phải làm gì? Phải có giải pháp “giải sầu” cho một bà mẹ chứ! Chẳng lẽ đem con theo đi nhậu??? Trời, viết nhảm vậy mà vẫn chưa thấy buồn ngủ.

Friday, August 13, 2010

Forex

II. Financial risks
II.1. Limited transactions with monetary control policies
Foreign currency is regulated by laws including Ordinance No. 28/2008/PL-UBTVQH11
Dated December 13th, 2005 and Decree 160/2006/NĐ-CP dated December 28, 2006. These regulations can be summarized by “easier in than out”. Foreign entities are encouraged to put foreign currency in for direct investment through a bank account opened with a financial institution based in Vietnam. For indirect investment, foreign currency has to be sold and a VND bank account shall be used for transactions. Although the laws do not limit the right to transfer foreign currency out of the country, there are quite complicated and time consuming procedures for doing that. Transaction papers including contract, invoice, shipping documents and customs declaration have to be proved to banks for transfer of foreign currency overseas. In line with its commitment to WTO, Vietnam government does not limit earnings to be converted to foreign currency and sent home. There are no longer forced sales of foreign currency earned through exports and tax over earnings sent home. However with the government control and due to some characteristics of the monetary market, it’s not always possible to buy foreign currency for business activities and earnings repatriation. In case of US dollar, there has been a “fight” among companies to purchase it from the banks at their official rates. Export companies and local people prefer to hoard US dollar because of low public confidence on the Vietnam dong. This has created shortage of US dollar in the market. Banks have to purchase US dollar with high rates (which are higher than the official rates regulated by laws) by different unofficial ways. Therefore banks have to sell their UD dollar with “unofficial rates” which are obviously should be high. The higher you pay to the banks the more US dollar you can get. This forces foreign invested companies, when need to bring US dollar home, to purchase US dollar always in the short condition of quite “unhealthy” monetary market. There were even forced sales of US dollar from some State owned companies early 2009 to ease the serious shortage of this currency. This reflects a weak liquidity condition of the foreign exchange market. Also the systems allows priority for importation companies, which may result in less chances for foreign invested companies to convert their profits to US dollar.

II.2. Foreign exchange rate
We are analyzing the exchange rate of Vietnam dong against one US dollar which is the most available foreign currency in Vietnam.
· How it is determined
The spot rate is determined by an average interbank rate officially announced by the State Bank of Vietnam (“SBV”) and a regulated band which varies from time to time. Vietnam government policy has been always to stabilize the exchange rate VND/USD. This preference makes the market movements sometimes seized. The determination process of average interbank rate is not transparent enough to give foreign investors a forecast. It sometimes moves slowly or even does not move although the commercial banks quote their rates at the upper bound of the band. Also the band is a short term device of intervention to slow down the exchange rate changes. As the result of these, the official rates sometimes do not properly reflect the market demand and supply. This in turn results in the development of the “black” (ad hoc) market where the demand and supply can meet. Vietnam government usually makes some statements with the purpose of assurance the stability. However they are obviously not able to resist from the market movements in a long run. So soon enough after these statements, the exchange rate VND/USD goes up or down rapidly because of the market pressure. At a seminar July 22, 2010 Le Duc Thuy, Chairman of Supervision Board of the National Finance (used to be Director of SBV) stated that there would not be a big change of VND/USD exchange rate until end of the year. The exchange last week of July at black market went up from day to day, reaching the hottest rate of 19,300 VND/USD on July 30. The market reacts to the increasing ask price announced by the commercial banks and narrowed spread, which is only 5-6 VND these days.
· Black market
The above regime leads to quite a powerful black market in Vietnam. The regime stabilizes the exchange rate but VND is not stable. It has been under the pressure of depreciation for the past years. It has been depreciated by 35% since 2000 (19,100 in 2010 compared to 14,000 in 2000). Public confidence on VDN thus is low, leading to a trend of USD hoarding. It’s calculated by an economic expert Le Dang Doanh that people in Vietnam have not less than 30 billion USD in hands. The more VND is depreciated, the more USD people want to keep, which in turns makes depreciation worse. This is quite a destructive element for the economy.
· National USD reserve
National USD reserve is one of the factors impacting VND/USD exchange. A report issue by Citigroup June this year estimates that Vietnam foreign exchange reserves stays at US$13 billion based on 7 weeks of imports of goods and services. Also they think that Vietnam lost over a third of its foreign exchange reserves in 2009 (to US$15 billion from US$23 billion end 2008). This would prompt again devaluation of VND.
· Export-focused economy
Vietnam is still adhering to an export-focused growth. Trade deficit of seven months of 2010 is about US$7 billion (export US$ 38 billion and imports US$45 billion). Due to the tightened monetary policies, export manufacturers have been facing increasing costs of credit. They have been also struggling to find labor for their manufactures which are mostly labor intensive. Just before the Communist Party of Vietnam 11th National Congress policy makers, with the pressure of economic growth, may hold off from tightening the monetary conditions further. Also, they may rely on devaluation of VND to support export sector and control the trade deficit.

Sunday, July 25, 2010

Làm sếp

Đến tậ n thứ Bảy tuần rồi tụi bạn cấp 2 mới biết và bắt mình bao “lên chức”. Chức này mình đã lên hơn 2 năm rồi. Chẳng qua mỗi khi gửi mail mình đều xóa phần signature, chỉ một lần quên là tụi nó đã không “tha” cho. Nhưng vấn đề ở đây không phải là mình tiếc tiền. Mà vấn đề là có quá nhiều thứ muốn viết xung quanh cái chuyện “lên chức”. Chuyện buồn cười nhất là mình vẫn còn rất ngại ngùng mỗi khi đưa namecard cho ai. Đối với bạn bè thì tuyệt đối không bao giờ có namecard của mình. Nỗi niềm là mình vẫn chưa tập được “phong thái” làm sếp theo kiểu truyền thống (mặc dù mình khả năng tiếp khách và nói chuyện chiến lược không tồi). Mấy em trong công ty phong tặng mình “danh hiệu” “Phó Giám Đốc nhí nhố”. Thiệt là đúng quá đi thôi. Mình vẫn cái kiểu “ bà 8” rất chợ búa trong công ty, vẫn bị “distracted” trong công việc (như đang viết bài này trong giờ làm việc) như một đưa mới ra trường, vẫn bị quyến rũ bởi kiểu shopping tập thể của mấy chị em gái.

Nỗi khổ thứ hai là mình chưa giàu. Nên mới có chuyện mua vui cho mọi người. Số là mình phải bán một ít cổ phiếu ESOP để lấy tiền xài. Mà bán thì phải công bố thông tin. Thông tin thế này “Bà Tổng Giám Đốc muốn bán 1000 cổ phiếu” thì có phải đáng xấu hổ và làm mất giá VHC không? Hic hic. Bà con đang cười mình cái vụ này quá trời. Với lại cũng không có đủ tiền xài hàng hiệu cho ra dáng doanh nhân nữa chứ.

Nỗi khổ thứ ba mới là “khổ chánh hiệu”. Vừa qua công ty tư vấn IR đánh giá và cho điểm Ban Giám Đốc công ty. Mình được xếp hạng 2 sau sếp và được đánh giá là một trong 2 nhân tố có thể làm thay đổi công ty (nhân tố số 1 dĩ nhiên là sếp lớn). Điều này làm cho mình thấy an ủi (cho nỗi khổ số 1) nhưng lại thấy buồn “man mác”. Buồn vì một số nhận xét của người ta về điểm yếu của mình đúng quá. Buồn vì xét về năng lực và kiến thức mình vẫn bức bách quá, vẫn chưa thấy thỏa mãn và xứng đáng, vẫn thấy “ngu ngu” làm sao. Buồn vì không biết làm sao mà dành hết thời gian và tâm sức để phát triển bản thân. Làm như vậy thì ích kỷ với gia đình quá. Mà không làm thì mãi mãi . . . buồn. Học và đọc toàn những thứ phức tạp, ngày ngày ráng tập suy nghị chiến lược, nhưng sáng sáng Chủ Nhật lại lon ton xách giỏ đi chợ, xăm soi từng con cá, miếng thịt. Sao hai việc này trớ trêu vậy trời?

Sunday, July 11, 2010

Nhìn rất là “tui”




Hình này mình trông không được ăn ảnh (như mọi khi, hehe). Nhưng nhìn rất là “tui”. Nên mình khoái tầm hình này. Chụp hôm qua, tại một quán cà phê đầu con dốc ở Đà Lạt. Công ty đi đám cưới chị Phát. Mọi người ở lại đến hôm nay (Chủ Nhật) còn chị Hoa và mình, hai bà mẹ “một lửa” và “hai lửa” phải lật đạt chạy về ngay sau đám cưới. Tuy vậy cũng được một buổi sang “tự do” để “2 bà” thưởng thức chút cà phê ở một cái quán khá xinh, trong không khí mát mẻ. Chị Hoa sung sướng bảo “enjoy” quá. Mình thì mới mua được cái nón vừa ý, trông vừa “lúa” vừa “ngô ngố” nên chụp vài “pô” chân dung. Mọi người “dụ khị” 2 bà mẹ ở lại chơi. Mình bảo “ở lại có cái vui của ở lại, về nhà có cái vui của ở nhà”. Chị Hoa bảo “tự do một ngày thôi, tự do hai ngày thì là tự do quá”. Đấy, mình nghĩ các bà mẹ cần thấm nhuần “triết lý” này, để mà vừa nuôi con vừa sống nữa chứ.

Monday, June 28, 2010

Anh ơi

Trên chuyến bay đi Đà Nẵng nghe giọng một cô gái liên tục cất lên từ khi máy bay bắt đầu cất cánh. “Anh ơi, cai gì trắng trắng đằng kia vậy?”. Giọng đàn ông trả lời. “Ngộ quá hen”, cô gái đáp với giọng hứng thú (không biết có thiệt tình không). Và nhiều “Anh ơi . . “ như vậy cho đến khi nhìn qua cửa số máy bay chỉ thấy mây. Nghĩ lại sao mình chẳng có nỗi một câu “Anh ơi . . . “ như thế. Không phải tại mình không gọi Đô bằng anh. Mà là mình chằng bao giờ có nhiều thắc mắc và thích thú khi được người yêu (bây giờ là chồng) giải thích kiểu như vậy. Sao mình thiếu một chút khiêm tốn, một chút ngây ngô và “lép vế” dữ vậy trời? Cho nên sau này có chuyện gì trong quan hệ vợ chồng, chắc chắn sẽ rơi vào các trường hợp “tại các chị”, “các chị cần xem lại mình” xuất hiện nhan nhãn trên báo Phụ Nữ. Cũng may mặc dù chẳng lấy gì làm thỏa mãn bởi cái kiểu “ăn thua” của mình, Đô cũng mặc kệ cho qua. Nhưng đó là cho đến thời điểm này thôi.

Tuesday, June 22, 2010

Sinh nhật Đăng




Sinh nhật vui, có nhiều em bé lên sân khấu biểu diễn. Đăng không chịu ngủ trưa nên đến giữa tiệc thì đi ngủ, làm bà con tưởng Đăng “xa rời quần chúng”. Đăng thật ra sẽ là một chàng trai tính tình đơn giản, thoải mái hơn mẹ của nó nhiều. Nên chắc sẽ thuộc dạng “likeable”. Sở thích hiện nay của Đăng vẫn là đá banh. Một tuổi, Đăng có những thay đổi về cảm xúc, tình cảm rõ rệt. Đã biết “hun” bố mẹ, ông bà mỗi khi thấy “tình thương mến thương”. Nhưng cũng biết la hét khi không vừa ý. Tính tình khá là nôn nóng. Làm gì là làm ngay và dứt điểm nhanh (ví dụ như đi ịn một ngày 2-3 lần vì không chịu ngồi bô lâu lâu một chútJ). Nhanh nhẹn nhưng có vẻ thiếu kiên nhẫn và tập trung. Đấy, đã “đặc tả” con trai của tui rồi đấy. Có em gái nào thấy “thít” thì “đăng ký” nhé.

Saturday, May 22, 2010

Speechless

V. báo tin “bố tao gần như hôn mê rồi”. Bần thần không biết reply thế nào. “Cố lên nhé”-cố cái gì và cố bằng cách nào? Hay “be strong”-lý thuyết là thế nhưng không phải lúc nào cũng cần và có thể mạnh mẽ mãi được. Những lúc thế này mạnh mẽ mà làm chi nữa, phải để lòng được hoang mang, được đau như nó phải thế. Bất giác chỉ muốn hỏi “mày có muốn ăn gì không?”. Lãng xẹt. Đành im lặng vậy. Để cho V. nó được yên.