Sunday, December 6, 2009

Đăng chạy Terry Fox







Thuyet phuc mai bo Dang moi cho Dang chay bo Terry Fox. "Van dong vien" mang so 3656. Nua duong thi "van dong vien" ngu kho kho. Phai dua van dong vien vao quan ca phe de "mat xa" va cho van dong vien bu:))




Monday, November 9, 2009

Di Lac con


Eh Van ngay xua may va Chi hay noi tao cuoi giong Di Lac. May xem Dang co giong Di Lac con khong?

Wednesday, November 4, 2009

Đăng 5 tháng tuổi


Áy chà, tháng này thì “nếm” đủ thứ, từ tay của mình, tay của mẹ tới đồ chơi, giỏ đi “nhà trẻ”. Cái gì cu cậu cũng “nếm” tuốt.

Sunday, October 25, 2009

Thanks to Vietnam

Hôm qua đi học Financial Accountings, ông thầy người Mỹ vui tính và đã ở Việt Nam mười mấy năm. Cuối buổi học thầy lấy ra một quyển sách photo cỡ A4, tựa đề “Business Finance”. Thầy “phán”: “This used to be a pocket guide but thanks to Vietnam it has become this large”. Không có ai trong lớp cười, chỉ có mình cười thẹn, chắc mọi người không hiểu ý ông thầy. Rồi rất Việt Nam ông thầy hỏi “Who wants a copy of this?” và mọi người đều giơ tay (dĩ nhiên trong đó cũng có mình), và ông thầy “bồi” them “make a copy for me too”.

Monday, October 5, 2009

Dang duoc 4 thang tuoi



Cu cau da biet lat roi, he dat xuong giuong la lan veo veo!

Tuesday, September 1, 2009

Đăng gần 3 tháng tuổi




Vẫn tinh ranh như thế. Đã biết cười giỡn, “nói chuyện” ư ư rồi. Hay cười nhất lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Đặc biệt là biết một thói xấu, mút tay chùn chụt.


Monday, August 31, 2009

Mặc xác các cụ

Nuôi con thỉnh thoảng lại nghe “Ngày xưa các cụ . . .”, thế này, thế nọ, toàn những kinh nghiệm “kinh dị”. Lại bảo, rồi cũng đâu vào đó, con cái vẫn lớn lên khỏe mạnh. Cứ thế mà thấy cái kiểu chăm con thời nay là rườm rà, tốn kém, nhiễu sự. Nhưng cái kiểu “kinh dị” ngày xưa là phản khoa học, là góp phần làm cho tỷ lệ bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ rất cao. Trẻ em vẫn lớn và khỏe mạnh với cách nuôi như thế là do may mắn mà thôi. Từ chuyện nhỏ suy ra chuyện lớn. Không thể cứ sống dựa vào kinh nghiệm của các cụ được. Sống bây giờ có nhiều chuyện phải “mặc xác các cụ” thì mới có những trải nghiệm mới. Sau này con mình cũng cần sống “mặc xác các cụ” như thế thôi (ôi, có khi lúc đó mình lại tủi than tủi phận). Nó cần mình giúp để đủ mạnh mà có những trải nghiệm của chính nó trong cuộc đời, không cần sống bằng kinh nghiệm của mình.

Sunday, August 30, 2009

Đường bay vàng và cuộc thách đấu

Có ai đang theo dõi cuộc thách đấu 5 triệu USD hấp dẫn của ông Phó Giám Đốc Công Ty Glittering Star và Cục Hàng Không Việt Nam không? Rất hay và rất ngưỡng mộ ổng. Bản thân mình theo dõi đề tài “Đường Bay Vàng” này ngay từ đầu. Tuy không hiểu gì về kỹ thuật mình cũng cảm thấy dự án “Đường Bay Vàng” quá hấp dẫn về mặt kinh tế. Và cũng rất buồn bực khi đọc thấy cái kiểu “phủ đầu ý tưởng mới” trong bài báo tường thuật về cuộc họp (đăng trên báo Tuổi Trẻ mấy tuần trước, HKVN tổ chức họp để nghe viên phi công trình bày về ĐBV). Khi có một ý tưởng mới thì trước hết hãy lắng nghe (cho dù người đưa ra ý tưởng đó có phách lối, điên cuồng tới mức làm người nghe tự ái), như thế mới có cơ hội tự làm mới mình và có lợi cho bao nhiêu người khác, cho xã hội nói chung. Ai chưa đọc bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên Chủ Nhật vừa rồi thì đọc ngay đi nhé.

Saturday, August 29, 2009

Change

Mượn slogan của ngài Obama để đặt tựa bài vậy. Nhân cái sự ông M. Yunus muốn sinh viên phải hành động để thay đổi xã hội, mình nhớ lại một bộ phim Mỹ xem trên tivi. Không biết tựa phim. Chỉ có một chi tiết rất vui. Thầy giáo giao cho học trò (khoảng lớp 3, lớp 4 gì đấy) suy nghĩ về một ý tưởng có thể làm thay đổi thế giới. Có một cậu nhóc trình bày rằng, cậu sẽ lên internet, lập chương trình và kêu gọi toàn bộ trẻ em Trung Quốc trên thế giới cùng nhảy lên vào một giờ nào đó. Cả lớp cười rầm rầm. Riêng ông thầy mặt vẫn tỉnh rụi, nghiêm túc hỏi, “Để làm gì vậy em? Để trục Trái Đất bị thay đổi đúng không?” Thứ nhấtm khoái thằng nhóc có ý tưởng mắc cười. Thứ hai, khoái ông thầy không cười nhạo nó, xem như cũng là một ý tưởng nhằm thay đổi thế giới. Nền giáo dục cần khuyến khích con người ta có nhiều ý tưởng và mong muốn thay đổi như thế.

Đã quá đủ những người viết luận văn

Đây là tựa một bài báo trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, phỏng vấn ông Muhammad Yunnus, nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Hòa Bình. Ông là người sáng lập ra Grameen Bank, ngân hàng cho người nghèo ở Bangladesh. Bài phỏng vấn xoay quanh dự án thành lập trung tâm giáo dục để giải quyết những vấn đề về an ninh lương thực, nông nghiệp và giảm nghèo. Có 2 ý trong bài phỏng vấn này mình rất thích:


1. Sinh viên không cần làm luận văn tốt nghiệp mà phải lập ra một kế hoạch, chương trình để giúp và thay đổi cộng đồng của mình trong vòng 2 năm. Ông cho rằng sinh viên phải bước ra cuộc sống để tạo sự thay đổi, trực tiếp đối mặt với các vấn đề và giải quyết chúng. Nhớ thời mình làm luận văn, bảo vệ được 9,8 điểm hẳn hoi, cao nhất khoa mà mỗi khi nghĩ lại thấy xấu hổ. Xấu hổi vì nó chẳng qua chỉ là kết quả của 1 tháng ròng ngồi thư viện, lục lọi nhiều sách báo, rồi “cắt dán”, sắp xếp cho nó logic (mình lại rất giỏi cái trò này). Luận văn của mình rất rõ ràng, hợp lý, dễ đọc, dễ hiểu và không viết lung tung. Nhưng điều buồn nhất là nó không chứa đựng một ý tưởng nào của mình cả. Mình mà được tốt nghiệp bằng cách lập một chương trình hành động (nhỏ xíu thôi cũng được) thì chắc mình sướng lắm, có khi không được điểm 10 mà lại cảm thấy tự hào về nó đấy chứ.

2. Với nền kinh tế kiếm tiền hiện nay mỗi người đều cố tìm nơi có tiền. Tiền chảy vào công nghệ truyền thông. Nông nghiệp bị bỏ quên và tăng trưởng chậm. Làm nghề “bán cá”, có dính dáng tới nông nghiệp mình cũng thấy điều này. Rất luẩn quẩn, người nông dân vẫn chưa tìm được lối ra, chủ yếu là không có ai dắt họ ra.

Monday, August 10, 2009

Bệnh viện Nhi Đồng

Đăng bị tiêu chảy, nóng ruột quá phải ẵm đi khám ở bệnh viện Nhi Đồng. Mặc dù nghe báo chí nói đã lâu về cái sự quá tải của bệnh viện này, tôi vẫn không thể nào tưởng tượng được có một cái bệnh viện mới bước vào đã muốn bệnh như thế. Đó là tôi 30 tuổi, nặng hơn 50 kg, sức khỏe tốt, đã “chinh chiến” bao cảnh chen chúc khổ sở mà còn thấy như thế. Còn Đăng thì mới được 2 tháng tuổi, bé bỏng là thế làm sao chen lấn nỗi với một “rừng” người lớn, trẻ em đứng, ngồi, nằm la liệt. May mắn làm sao đã hẹn trước với người quen, được ưu tiên không phải xếp hang, cứ thế mà vào khám ngay (áy chà, làm cha làm mẹ rồi lắm lúc cũng vì con mà nhắm mắt làm ngơ trước cái bất công mà mình đang là người được hưởng). Ấy vậy mà đi từ dưới đất lên phòng khám cũng lắm nhiều khê, đi đâu cũng là người với người. Bà ngoài ẵm Đăng chen qua cánh cửa hẹp, thế là một đám người ào ào qua, chẳng mảy may nhường bước cho một bà già ẵm một đứa bé thật là bé (có đến hai đối tượng phải được ưu tiên trong hoàn cảnh này đấy). Cái may thứ nhất là có người quen. Cái may thứ hai là Đăng chỉ bệnh nhẹ, ngủ li bì, chẳng biết mình đang ở cái nơi khủng khiếp ấy. Chứ như những đứa trẻ khác bệnh nặng hơn, đau đớn, khó chịu là thế, bé nhỏ là thế mà phải xếp hang giờ trong cảnh đông nghìn nghịt, nóng bức điên người thì làm sao mà chịu nổi. Nghĩ mà xót xa. Sao mà lại có một xứ sở trẻ em bị đối xử như thế. Không cần biết vì bất kỳ lý do gì, hoàn cảnh gì và phải bằng cách nào đó trẻ em phải được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em bệnh lại càng đáng thương, không có gì có thể biện hộ cho tội lỗi của những con người có trách nhiệm trong chuyện này. Là những ai đây?

Friday, July 31, 2009

Đăng được gần 2 tháng




Trông mong mãi mới được ngày thằng cu biết cười những nụ cười đầu tiên. Hình này anh chàng trông xấu trai hơn bên ngoài, hehe, nhưng mà nhìn vui, tinh quái. Mặt cu cậu bị nổi chàm do dị ứng sữa bò, đang thoa kem dưỡng da.

Đăng đầy tháng

Cu Đăng hôm đầy tháng. Sáng đi chợ mua được mấy bông hồng đẹp. Đô bảo con trai mà mua hoa hồng làm gì. Không hiểu sao mình vẫn nghĩ nó sẽ là một thằng con trai đầm tính. Mình không thích cái kiểu mà đa số cha mẹ ở Việt Nam đều thích, đó là con mình ra đường "oánh" được bạn trước khi bị bụp là khôn, là giỏi. Thích nó nghịch nhưng không hung hăng, quá khích.

Monday, July 27, 2009

Bỗng dưng

Bỗng dưng nhớ lại trước đây, tức là khi mình chỉ là một nhân viên quèn thỉnh thoảng mình hay có tật "bỗng dưng muốn nghỉ làm". Chính nhờ những lúc "bỗng dưng" như vậy mà mình có được mấy giấc ngủ nướng sáng thứ Hai, có được lần đi shopping bằng xe buýt với má và em gái. Lâu lắm rồi không dám "bỗng dưng" như thế nữa. Có thể kể ra một vài lý do sau: vị trí mới trong công việc bắt phải chuyên cần, gương mẫu; thích làm cho xong, cho tốt việc hơn là chiều chuộng bản thân; tiền lương nhiều hơn nghỉ thấy áy náy và cũng sợ không được tăng lương nếu ngừng phấn đấu. Tựu trung lại càng về già, càng có nhiều trách nhiệm ràng buộc càng không dám sống cái kiểu "bỗng dưng" nữa. Đặc biệt là bây giờ mà "bỗng dưng" là con trai có nguy cơ không có tiền nằm máy lạnh, uống sữa ngoại, xài tả giấy xả láng . . gay go lắm. Thôi xin chừa.

Tiệm tạp hoá

Không biết có công ty nghiên cứu thị trường nào đã tìm hiểu về "văn hoá tiệm tạo hoá" ở Việt Nam chưa nhỉ? Đối với tôi tiệm tạp hoá gợi nhớ biết bao kỷ niệm tuổi thơ. Ngày trước, khi ngay cả khái niệm "siêu thị" chưa tồn tại thì ngoài chợ, tiệm tạp hoá là nơi bán cọng hành, nhúm tiêu mà đa phần bà nội trợ nào cũng rất hay lui tới. Các bà nội trợ thích tiệm tạp hoá là vì đi chợ chẳng khi nào quên mua này mua nọ mà tiệm tạp hoá chỉ cách nhà mấy bước, có thể mua bổ sung nhanh chóng, đỡ phần vất vả. Các bà nội trợ còn thích tiệm tạp hoá bởi lẽ ở đó mọi thứ đều được "bán lẻ tẻ", một chén mỡ, một xị nước mắm, một gói đường, quá ư là phù hợp trong cảnh chạy ăn từng bữa. Thuở nhỏ tôi vẫn thường được má sai đi tiệm tạp hoá. Người bán thường là các ông bà lão, người mua lai thường là trẻ nhỏ. Âu cũng là một kênh giao lưu xã hội ấm áp. Mà công việc đi tiệm tạp hoá của tôi cũng lắm vất vả. Có khi phải ôm vào người một chai nước mắm nặng trịch, hôi hám mà lăm le, hồi hộp qua đường. Có khi không dám nhìn đường vì mãi lo canh chừng tô mỡ sóng sánh chỉ chực đổ ra ngoài. Nhưng "shopping" muôn thuở vẫn là niềm vui vì được cầm tiền đi mua đồ mà, được ngằm nhìn vài món đồ chơi yêu thích, thỉnh thoảng được má cho mua ké ít bánh kẹo từ tiền thối. Có một thói quen ngồ ngộ của hầu hết con nít được sai đi tiệm tạp hoá là chẳng bao giờ đi đứng đàng hoàng, chỉ toàn nhảy chân sáo từ nhà tới tiệm. Có khi tới nơi lại quên mất má dặn mua gì. Chằng vì thế mà tôi rất ấn tượng ckip quảng cáo của mì Unif, nó gợi lại bao kỷ niệm gần gũi. Ngày nay chắc chẳng còn bậc cha mẹ nào lại "nỡ" để con "lao động vất vả" như thế, mất công phải lo lắng chuyện xe cộ, chuyện nắng gió cho các cô chiêu cậu ấm. Nhưng chẳng phải như thế cũng là đánh mất niềm vui mua sắm, niềm vui phụ giúp mẹ, cơ hội giao tiếp với hàng xóm, và cũng sẽ không có hình ảnh cụ già bán quán nào trong ký ức nữa. Khi siêu thị mọc lên khắp nơi với vô vàn hàng hoá thì tiệm tạp hoá bỗng trở nên nghèo nàn, tồi tàn một cách tội nghiệp với quá ít sự lựa chọn và không được đánh giá cao về tính hợp vệ sinh nữa chứ. Hơn nữa người ta đã phải mua sắm cho cả tuần, cả tháng, mua hàng nguyên lô, nguyên kiện để tiết kiệm thời gian thì con nít còn gì cơ hội tung tăng đi tiệm tạp hoá nữa. Thấy ngậm ngùi.

Tuesday, July 21, 2009

Nhớ quán Ciao

Nhớ quán Ciao quá. Không gì sướng bằng sáng Chủ Nhật ôm vài quyển sách vào quán, tai nghe ipod, nhâm nhi ly cà phê sữa đá và đọc sách tới trưa. Đã lâu lắm rồi không được sướng như vậy. Con trai, con ngoan mau lớn để mẹ con mình tới quán Ciao đọc sách sáng Chủ Nhật nhé. Phải lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách thật khoa học mới được, để mẹ con mình có thể enjoy cuộc sống trọn vẹn nhất, để con không bao giờ là lý do để mẹ không chăm sóc bản thân và chăm sóc đời sống của cả nhà. Thật khó vì mẹ vẫn nung nấu cái tinh thần cống hiến cho công ty nhiều quá, vì mẹ vẫn không can tâm để bị ai vượt qua trong công việc, vì mẹ vẫn muốn có thật nhiều tiền để con được sống sung sướng. Hai tháng nữa thôi, mẹ sẽ đi làm, đi học, sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn rồi. Vì con, vì cả nhà, vì quán Ciao sáng Chủ Nhật mẹ phải học cách vượt qua vậy.

Friday, July 17, 2009

Viết cho V.

Áy chà, đã "tay bồng tay bế" rồi mà phải viết về đề tài tình yêu, hơi bị căng đây:)

Biết mở bài như thế nào nhỉ? Thôi lại mượn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vậy (chú thích thêm: tôi không phải thích hết văn của bà này nhưng cách sống, cách trả lời chân thật của bả thì thích cực). Nguyễn Ngọc Tư có lần đã bộc bạch trên báo răng chồng chị là một thợ kim hoàn và hầu như không quan tâm, thậm chí không đọc các tác phẩm nổi đình nổi đám của vợ. Tôi đọc trong câu trả lời ấy sự bình yên và hài lòng của chị, tuyệt nhiên không có kiểu than thân trách phận, kiểu "anh ấy không đồng cảm với tôi". Ai cũng thích nói về sở thích của mình. Tôi thích phim ảnh thì tìm người cũng xem những bộ phim và có cách nhìn nhận giống tôi. Anh thích bóng đá thì hăng nhất là có người thi nhau kể tên các cầu thủ và bình luận hàng giờ về các trận cầu. Nhưng tôi đoan chắc rằng không ai "bưng" người những người có thể tán gẫu với minh về làm vợ, làm chồng (nếu không còn lý do nào khác ngoài việc chung sở thích). Tôi không phủ nhận sở thích phản ánh phần nào cá tính của một người. Nhưng không thể vì anh ấy không hiểu, không có cùng nhìn nhận với bạn về một bộ phim mà bạn cho rằng anh ấy nông cạn. Thử nói về sở thích của anh ấy mà xem, ví dụ như chơi game chẳng hạn. Có thể bạn sẽ thấy được khả năng học hỏi, phân tích, tiếp cận một cách thú vị những thứ mà bạn cho là nhạt nhẽo. Cuộc sống, nhất là đời sống vợ chồng có nhiều thứ quan trọng hơn để hai người cùng tìm hiểu và hài hoà lẫn nhau. Vợ chồng không thể suốt ngày cùng nhau tán gẫu chuyện phim,chuyện sách. Có rất nhiều chuyện để có thể đồng cảm và chia sẽ cho nhau. Một anh chàng thích Forrest Gump và nói về nó như thể đọc được suy nghĩ của bạn vậy có thể sẽ không bao giờ biết nấu cho bạn chén cháo, mua cho bạn ít thuốc lúc ốm đau. Một anh chàng thích đọc những quyến sách giống bạn có thể sẽ để mặc cho bạn rửa một đống chén sau bữa cơm để mà rảnh rang đọc sách. Bạn đừng cho rằng tôi thực dụng và khô khan vì đã có gia đình. Yêu đương thì cũng vậy thôi. Bạn sẽ không khó tìm được người nói chuyện tâm đầu ý hợp về phim về sách. Nhưng hãy "test" cách anh ấy đối xử với người thân, cách anh ấy đối xử với thằng bé ăn xin (trong lúc hai người đang ngồi uống cafe trong một khung cảnh lãng mạn) rồi mới yêu nhé. Một người có thể không bao giờ đọc những quyển sách đầy giá trị nhân văn nhưng sống nhân ái, hài hoà với mọi người. Một người cũng có thể không bao giờ hiểu nỗi một bộ phim Oscar nhưng luôn biết bạn cần gì và sẵn sàng ở bên bạn (thậm chí có thể nghe bạn nói huyên thuyên về bộ phim đó, miễn sao bạn vui). Sao bạn lại cho rằng phải cùng sở thích và "style" với bạn thì mới yêu nồng nhiệt được nhỉ? Nếu bạn là người nhạy cảm thì anh ấy phải là người có cảm xúc mạnh mẽ thì mới kìm chế được bạn khi cần chứ. Nếu anh ấy trung thực, can đảm và luôn đánh giá, hành xử trong cuộc sống như bạn mong muốn, thậm chí còn tốt hơn cả bạn, nếu anh ấy luôn nói "Tell me" khi bạn không còn nơi để trút bầu tâm sự nữa thì sao bạn lại không yêu điên cuồng?

Này V., hãy thôi cách kiểu tìm kiếm tình yêu như ngày xưa đi. Hãy thôi cái kiểu "test" theo dàn bài của mình đi. Hãy để người ta nói về gia đình của mình, hãy xem cách người ta thương yêu trẻ con và những người bất hạnh, hãy kể cho anh ấy về một việc gì đấy và hỏi anh ấy nghĩ gì. Cũng có thể giải thích cho anh ấy tại sao bạn thích quyển sách này hay bộ phim kia. Yêu bạn, anh ấy sẽ từ từ học để hiểu và thích những gì bạn thích một cách tự nhiên, không màu mè, khoa trương chỉ để lấy lòng bạn (còn nếu vẫn không hiểu, không thích thì cũng đâu cò gì đáng thất vọng).

Kết luận:

_ Không phải tôi đang thuyết phục bạn yêu một anh chàng nào đâu nhé (hehe, đề phòng trước, kẻo sau này có gì lại đỗ thừa cho tôi), chỉ mong bạn có thể thay đổi một chút để đừng đóng cửa khi còn quá sớm với một ai đó khi bạn còn chưa biết những góc đẹp của người ta.

_ Không có phân biệt"passionate love" và "non-passionate love" đâu. Yêu hoặc không yêu mà thôi. Nếu đã không thấy passionate nghĩa là không yêu rồi.

Trẻ bị bỏ rơi

Ở nhà suốt ngày, xem ti vi đến mục "Tin Nhắn" cũng không bỏ sót. Thế mới phát hiện ra trong một ngày có đến 5-6 thông báo trẻ bị bỏ rơi. Toàn là trẻ sơ sinh. Đứa thị bị bỏ ở chùa, đứa ở trước nhà dân. Như vậy một năm có đến bao nhiêu đứa trẻ bị bỏ rơi như thế? Một đất nước mà người ta có thể bỏ con dễ và nhiều như thế thì đúng là như nhận xét của vị Viện trưởng mà minh có dịp tiếp xúc, "dân ta có số lượng mà không có chất lượng". Nơi mà con người ta sống nhẫn tâm như thế thì còn lâu mới nói đến chuyện văn minh. Có sống nhân ái thì mới có một đất nước thanh bình, phát triển được chứ. Nói chi, phân tích chi xa xôi đến các chỉ số và dự báo kinh tế. Xem mục "Tin Nhắn" cũng đủ ngao ngán rồi. Một khách hàng Đan Mạch có khoe nhận nuôi một đứa con trai ở Việt Nam. Họ bảo mất đến gần 2 năm với bao thủ tục mới xin nhận con nuôi một cách chính thức đàng hoàng. Phải lặn lội đến xứ này để xin con nuôi vì ở xứ người ta làm gì có ai bỏ con mà nhặt.

Thursday, July 16, 2009

Không nghĩ đến khi tan

Thơ của Tế Hanh đọc được trên báo Tuổi Trẻ ngày nhà thơ mất:

Anh yêu em như hoa nở không nghĩ đến giờ tàn
Anh yêu em như trăng tròn không nghĩ đến hồi khuyết
Anh yêu em như người vào bữa tiệc
Uống cốc rượu đầy không nghĩ đến khi tan

"Uống cốc rượu đầy không nghĩ đến khi tan" thật là không dễ. Ngay từ khi còn "teen", xem phim Hồng Lâu Mộng tôi đã buồn mãi về cái lẽ khi đầy khi vơi của cuộc sống. Toàn bộ phim đọng lại ở một ý, rằng "dựng lều ngàn dặm để mở tiệc, tiệc rồi cũng đến lúc tàn". Vậy thì làm sao mà uống rượu không mảy may buồn lo về giờ phút cuối của buổi tiệc, khi không còn đông đúc những gương mặt sum họp, không còn tiếng cười đùa. Sự mong manh của cuộc sống làm tôi đã không thật sự sống trọn vẹn từng phút giây của đời mình vì cứ mãi buồn vu vơ, man mác, tiếc nuối khi niềm vui, niềm hạnh phúc sẽ qua đi. Đã cố gằng nhiều lần nhưng vẫn vậy, nghi hoặc mọi thứ tốt đẹp mà mình đang có. Lo lắm một ngày chúng sẽ dần rời xa mình. Đọc đâu đó trên báo, người ta bảo học sinh cần được học cách vượt qua những mất mát trong cuộc sống. Tôi đâu có được học, biết phải đối mặt với nó như thế nào đây? Đấy, lại lo lắng vẫn vơ rồi.

Tuổi 30

Đúng kiểu phụ nữ hiện đại, mình bị chứng trầm cảm sau khi sinh em bé. Mô tả hết triệu chứng của bênh này thì thật phức tạp. Chỉ biết rằng mình hoàn toàn dựa dẫm vào chồng và má về mặt tâm lý trong thời gian này. Má thương con, thương cháu, chiều nào đi làm về cũng ghé để phụ trông em bé và để cho minh vui. Ngày nào mình cũng mong cho má tới để mình thoát khỏi cảm giác buồn chán, cô độc khi lần đầu làm mẹ. Má tới rồi minh lại mong má ở lại thật lâu mặc dù miệng lúc nào cũng trấn an má và "đuổi" má về sớm nghỉ ngơi. Mình thật là yếu đuối và dựa dẫm. Mà ai lại không như vậy trong một giai đoạn nào đó trong đời. Vậy mà minh đã từng bắt má phải manh mẽ, chịu đựng qua những giai đoạn khó khăn của má. Ngày mình lấy chồng, em gái nhắn tin má đang khóc sụt sịt, mình cười khì, bảo má "sến", yếu đuối quá. Con gái không ở nhà nữa chắc mà cũng trải qua một giai đoạn sốc và cô độc. Mình thì cứ vô tâm tự nhủ má phải tự vượt qua chứ, có gì ghê gớm đâu, rồi cung phải quen. Mong mỏi cả tuần má mới được mình ghé thăm ngày chủ nhật. Mình thì ngồi một chút đã chán, mau mau về để nghỉ ngơi, giải trí. Lần nào mình về má cung tiện tận cửa, vẻ bịn rịn. Mình lại cười trong bụng, bảo bà già sao mà uỷ mị quá.

Ông bà ngoại già ở với nhau trong một căn chung cư. Cả ngày ra vô chẳng biết làm gì. Cuối tuần lại mong ngóng xem có đứa nào ghé chơi không. Nhà cách nhau có 10 phút đi xe mà phải 3-4 tháng minh mới tới thăm ông bà một lần. Bây giờ minh ở nhà liên miên có gần 2 tháng mới thấm thía cái sự "đói" thông tin, hơi thở bên ngoài và thèm người thân như thế nào.

Thế mới thấy, càng sống, càng trải nghiệm con người ta sẽ càng biết thông cảm và sẻ chia hơn. Báo Tuổi Trẻ có nói phụ nữ 30 thường biết quan tâm tới người khác hơn, âu cũng là một nét hấp dẫn so với các thiếu nữ còn son trẻ. Mình thấy đúng quá. Mình đã biết nghĩ tới người khác nhiều hơn, quan tâm một cách chân thành chứ không phải kiểu màu mè, "lấy điểm" như ngày xưa. Cám ơn tuổi 30!

Con va đời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có viết rằng có hai dạng bà mẹ. Dạng thứ nhất là những người có bản năng làm mẹ rất tốt, có thể thở từng hơi thở với con, sống từng giây với con và chỉ nghĩ về con. Dạng thứ hai là những người chỉ tâp tành và cố gắng đóng vai một bà mẹ tốt. Ngay từ khi chưa sinh con tôi đã đoan chắc rằng mình không thuộc nhóm phụ nữ sinh ra đã tích tụ sẵn kỹ năng và tình thương yêu trọn vẹn để làm mẹ. Ngày đầu tiên đưa con về nhà, nhìn thấy căn phòng của mình nay đã bề bộn ngổn ngang đồ dùng trẻ em tôi đã nhớ quay quắt căn phòng ngủ đẹp đẽ của mình trước đây với dăm ba cuốn sách gối đầu giường, nơi tôi có thể nằm dài đọc sách vào những sáng Chủ Nhật lười. Ngồi cho con bú, dỗ con ngủ mà đầu óc mơ màng tới những ngày rong ruổi đây đó. Nhớ có lúc đã lang thang một mình ở Huế với chiếc xe đạp thuê, ngồi đọc sách trong Đại Nội một buổi trua oi ả. Nhớ quá nhiều quyển sách hay mình chưa đọc được mà bây giờ không có tâm trí đọc vì bận bao nỗi lo toan cho con. Ôi thôi là nhớ, là tiếc . . . Đứa con bé bỏng là niềm hạnh phúc mà phải khó khăn vất vả một thời gian tôi mới có được, mới được bồng ẵm, thương yêu nó. Vậy mà sao bên con lại nhớ đời đến thế! Nhưng cũng không giấu giếm những suy nghĩ có phần ích kỷ này, không "giả danh" một bà mẹ thiên bẩm làm gì. Cứ thế mà sống với những thay đổi của cuộc đời mình, cứ thế mà học và đóng tròn vai một bà mẹ, cho con được yêu thương và sống trọn vẹn. Cũng không có gì xấu nhỉ?